Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng

Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hoạt động Tiết 1

Em tham gia chuẩn bị cho một buổi triển lãm khoa học và được hướng dẫn làm chai lọc nước.

1. Dưới đây là các nguyên liệu được sử dụng trong buổi triển lãm.

Bumbii Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.  các nguyên liệu được sử dụng trong buổi triển lãm.

a) Chọn câu trả lời đúng.
Cát mịn cân nặng là:
A. 5 tấn
B. 5 tạ
C. 5 yến
D. 2 yến
b) Tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn có đủ 1 tạ không?

Trả lời:
a) Cát mịn cân nặng là: 50 kg = 5 yến.
Vậy em chọn đáp án C.
b) Than hoạt tính nặng 65 kg.
Sỏi nặng 25 kg.
Cát hạt lớn nặng 15 kg.
Tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn là:
65 + 25 + 15 = 105 kg = 1 tạ 5 kg.
Vậy Tổng cân nặng của than hoạt tính, sỏi và cát hạt lớn là hơn1 tạ.

2. Chọn câu trả lời đúng.
Dưới mỗi chai lọc nước người ta đặt một tấm bìa hình vuông cạnh 3 dm.
Diện tích mỗi tấm bìa là:

A. 9 mm².
B. 9 cm².
C. 9 dm².
D. 9 m².

Trả lời:
Diện tích mỗi tấm bìa là: 3 x 3 = 9 dm².
Em chọn đáp án C.

3. Thời gian để lọc được 500 ml nước của các chai lọc nước là:
Chai A: 250 giây
Chai B: 4 phút
Chai C: 3 phút 50 giây
Hỏi trong ba chai đó, chai nào cần ít thời gian nhất để lọc được 500 ml nước?

Trả lời:
Em đổi:
4 phút = 4 x 60 giây = 240 giây.
3 phút 50 giây = 3 x 60 + 50 = 230 giây.
Vậy chai C cần ít thời gian nhất để lọc được 500 ml nước.

4. Về nhà, em hãy thử làm một chai lọc nước tương tự như hình ở bài 2. Lưu ý đục lỗ ở nắp chai trước khi đổ lần lượt cát mịn, cát hạt to, than hoạt tính và sỏi. Trong đó cứ 3 thìa cát mịn thì đổ 3 thìa cát hạt to, 1 thìa than hoạt tính, 1 thìa sỏi. Nếu không có than hoạt tính em có thể chỉ cần dùng cát mịn, cát hạt to và sỏi. Sau khi hoàn thành, em thử lọc 100 ml nước xem hết bao nhiêu giây nhé!

Trả lời:
Em tự thực hiện theo hướng dẫn trên.

Hoạt động Tiết 2

Các bạn khối lớp Bốn đang chuẩn bị cho buổi Hội trại mùa Thu của trường.
1. Chọn câu trả lời đúng.

a) Em cần một tấm gỗ để làm biển tên trại của lớp mình. Em nên chọn tấm gỗ có diện tích khoảng:
A. 40 mm².
B. 4 m².
C. 40 dm².
D. 40 cm².

b) Lớp em được chọn một trong ba vị trí để dựng trại có kích thước như hình dưới đây. Em chọn vị trí nào để có diện tích lớn nhất?

Bumbii Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. vị trí dựng trại

Trả lời:
a) Diện tích của tấm gỗ để làm biển tên trại khoảng 40 dm² vì khi đó miếng gỗ sẽ có chiều rộng 4 dm, chiều dài 10 dm (hay 1 m), kích thước này hợp lý để làm biển tên trại.
Vậy em chọn đáp án C. 40 dm².
b) Em tính diện tích của từng vị trí:
7 x 5 = 35 m².
6 x 6 = 36 m².
4 x 8 = 32 m².
Như vậy em chọn vj trí ở giữa để có diện tích lớn nhất.

2. Chon câu trả lời đúng.
Em mua 3 bộ dây đèn có giá như hình dưới đây để trang trí trại của lớp.

Bumbii Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Bộ dây đèn trang trí trại

Hỏi em dùng tờ tiền nào để vừa đủ tiền trả cho người bán hàng?

Bumbii Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Tờ tiền.

Trả lời:
Số tiền em cần để mua 3 bộ dây đèn trên là:
30 000 + 34 000 + 36 000 = 100 000 đồng.
Vậy em dùng tờ tiền 100 000 đồng để vừa đủ tiền trả cho người bán hàng.
Em chọn đáp án A.

Hoạt động Tiết 3

Em cùng gia đình đi chơi công viên.
1. Giá vé vào chơi một số trò chơi như sau:

Tên trò chơiGiá vé/lượt
Phi tiêu 15 000 đồng
Đu quay đám mây20 000 đồng
Câu cá10 000 đồng
Nhà gương12 000 đồng
Tàu lượn20 000 đồng

Em thích trò chơi nào nhất? Nếu cả gia đình em cùng chơi trò đó thì sẽ trả hết tất cả bao nhiêu tiền?

Trả lời:
Em thích trò chơi Tàu lượn nhất.
Nếu cả gia đình em 4 người cùng chơi trò đó thì sẽ trả số tiền là:
20 000 x 4 = 80 000 đồng.

2. Đến khu vườn thú, có một số con vật với cân nặng như sau:

Bumbii Bài 20: Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Khu vườn thú

Em thích con vật nào nhất? Con vật đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Trả lời:
Em thích con Chim Công nhất. Nó nặng 6 kg.

3. Chọn câu trả lời đúng.
Đến vườn hoa, em thấy khu vườn trồng hoa hồng có kích thước như hình bên.

Bumbii trang 69 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Diện tích vườn hoa

Khu vườn trồng hoa hồng đó có diện tích là:
A. 64 m².
B. 32 m².
C. 128 m².
D. 192 m².

Trả lời:
Quan sát hình em thấy khu vườn trồng hoa hồng được ghép bởi một hình vuông có cạnh 8m, và một hình chữ nhật có chiều dài 16 m và chiều rộng 8 m.
Diện tích của hình vuông là: 8 x 8 = 64 m².
Diện tích của hình chữ nhật là: 16 x 8 = 128 m².
Khu vườn trồng hoa hồng đó có diện tích là: 128 + 64 = 192 m².
Em chọn đáp án D.

4. Trong công viên có một cây cổ thụ được trồng vào năm 1864. Hỏi năm đó thuộc thể kỉ nào?

Trả lời:
Năm 1864 thuộc thế kỉ XIX (19).

Xem bài giải trước: Bài 19: Giây, thế kỉ
Xem bài giải tiếp theo: Bài 21: Luyện tập chung
Xem các bài giải khác: Giải Bài Tập SGK Toán Lớp 4 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x