Định nghĩa lập trình hướng đối tượng (OOP – Object Oriented Programming):
Lập trình hướng đối tượng (Object Oriented Programming – gọi tắt là OOP) là cách lập trình lấy đối tượng (Object) làm nền tảng để xây dựng thuật giải, xây dựng chương trình. Hướng tiếp cận này hiện đang rất thành công và đã trở thành một trong những khuôn mẫu phát triển phần mềm.
Khái niệm lập trình hướng đối tượng được xây dựng trên nền tảng lập trình có cấu trúc và sự trừu tượng hóa. Một định nghĩa khác đó là phương pháp lập trình dựa trên kiến trúc lớp (Class) và đối tượng (Object).
Một số khái niệm cơ bản trong lập trình hướng đối tượng
Đối tượng (Object)
Trong lập trình hướng đối tượng, đối tượng được hiểu như là một thực thể: người, vật hoặc một bảng dữ liệu,…
Một đối tượng bao gồm hai thông tin: Thuộc tính và phương thức
- Thuộc tính: là những thông tin, đặc điểm của đối tượng. Ví dụ: con người sẽ có các đặc tính như chân, tay, mũi, mắt,…
- Phương thức: là thao tác được các đối tượng đó thực hiện. Ví dụ: con người thực hiện các hành động như đi lại, nói chuyện, ăn, uống,…
Lớp (CLass)
Các đối tượng có các đặc tính tương tự nhau được gom lại thành một lớp đối tượng.Bên trong lớp cũng có hai thành phần chính đó là: thuộc tính và phương thức. Ngoài ra, lớp còn dùng để định nghĩa ra kiểu dữ liệu mới.
Nó là sự trừu tượng hóa các Object giúp máy tính hiểu. Một lớp đối tượng sẽ bao gồm nhiều đối tượng có đặc tính tương tự nhau.
Phân biệt sự khác nhau giữa đối tượng và lớp
Giữa đối tượng và lớp có những điểm khác biệt mà bạn cần nắm rõ đó là:
- Lớp được xem như khuôn mẫu, nó mang những đặc tính chung. Ví dụ: loài chó có những đặc điểm là 4 chân, 2 mắt, có đuôi, chiều cao, màu lông,…
- Đối tượng là một thực thể thể hiện dựa trên khuôn mẫu.
Ví dụ: giống chó Phú Quốc bạn đang nuôi trong nhà cũng mang những đặc tính của lớp chó.
Một số ngôn ngữ hỗ trợ lập trình hướng đối tượng
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầu tiên có tên là SmallTalk, được hãng XEROX nghiên cứu hoàn thiện từ ngôn ngữ SIMULA67.
Sau đó một số ngôn ngữ hướng đối tượng khác ra đời, OOP hiện nay sử dụng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tùy từng lĩnh vực và lập trình viên sẽ chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp để dùng. Cụ thể:
- Lập trình Java: Ngôn ngữ này đa mục đích và độc lập về nền tảng sử dụng. Thay vì phải thực hiện biên dịch mã nguồn thành mã máy ở các nền tảng cụ thể, code Java sẽ được biên dịch thành bytecode, sau đó được chạy bởi môi trường thực thi.
- Lập trình C++: Lập trình C++ được Bjarne Stroustrup phát triển. Lập trình hướng đối tượng trong C++ mang 2 phong cách là hướng cấu trúc giống C và hướng đối tượng.
- Lập trình Python: Đây là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng bậc cao. Nó thường được dùng cho phát triển ứng dụng và website. Cú pháp của ngôn ngữ này đơn giản, gọn nhẹ nên rất phù hợp với những bạn mới học lập trình.
- Lập trình Javascript: Lập trình JavaScript được dùng với các web yêu cầu cao về tính tương tác. Hiện nay ngôn ngữ này cực phổ biến, nó khá dễ học với những người mới.
Ngoài ra còn một số ngôn ngữ hỗ trợ khác như là: Eiffel, CLOS, LOOPS, Flavors, Delphi, MS VC++, C#,..
Một số tính chất trong OOP – lập trình hướng đối tượng
Tính đóng gói (Encapsulation)
Sự đóng gói là cơ chế ràng buộc dữ liệu và thao tác trên dữ liệu đó thành một thể thống nhất. Thể thống nhất này được gọi là đối tượng (Object).
Tính đóng gói cho phép che giấu thông tin và những tính chất xử lý bên trong của đối tượng. Các đối tượng khác không thể tác động trực tiếp đến dữ liệu bên trong và làm thay đổi trạng thái của đối tượng mà bắt buộc phải thông qua các phương thức công khai do đối tượng đó cung cấp.Tính chất này giúp tăng tính bảo mật cho đối tượng và tránh tình trạng dữ liệu bị hư hỏng ngoài ý muốn.
Tính kế thừa (Inheritance)
Ta có thể xây dựng một lớp mới từ các lớp cũ thông qua sự kế thừa. Khi đó, lớp mới được gọi là lớp dẫn xuất (Derived class), có thể thừa hưởng dữ liệu và các phương thức của lớp cơ sở (Base class) ban đầu. Trong lớp dẫn xuất, ta còn có thể bổ sung các thành phần dữ liệu và các phương thức mới.
Tính đa hình (Polymorphism)
Tính đa hình là khả năng để cho một thông điệp có thể thay đổi cách thực hiện của nó theo lớp cụ thể của đối tượng nhận thông điệp. Tính đa hình của lập trình hướng đối tượng gắn liền với một số khái niệm khác nhau như phương thức khởi tạo, sự nạp chồng hàm, phương thức ảo, kỹ thuật kết nối động.
Tính trừu tượng (Abstraction)
Tính trừu tượng là nguyên lý cơ bản của OOP có tính tổng quát hóa, thường không quá chú ý đến những cái bên trong. Do đó khi sử dụng, người dùng cần chọn ra các thuộc tính và phương thức của đối tượng trong việc lập trình.
Ưu và nhược điểm của lập trình hướng đối tượng
Ưu điểm
Nhắc đến ưu điểm nổi bật của lập trình hướng đối tượng người dùng sẽ có trải nghiệm tuyệt vời nhờ vào những ưu điểm OOP khi vận hành:
- Có khả năng mô hình hóa những thứ phức tạp chuyển đổi thành dạng cấu trúc đơn giản hơn.
- Người dùng có thể tái sử dụng code OOP, nhờ đó giúp tiết kiệm tài nguyên.
- Quản lý code dễ dàng mỗi khi có những sự thay đổi từ chương trình.
- Việc sửa lỗi trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhờ tìm lỗi trong các lớp (được cấu trúc từ trước) đơn giản hơn.
- Tính bảo mật cao, bảo vệ thông tin an toàn thông qua việc đóng gói.
- Có thể dễ dàng mở rộng, phát triển dự án theo nhu cầu.
- Khả năng bảo trì, điều chỉnh chương trình vừa nhanh chóng vừa hiệu quả. mô tả được hệ thống trong thực tế một cách đầy đủ và chân thật.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, lập trình hướng đối tượng OOP vẫn còn một số hạn chế nhất định mà người dùng nên biết rõ trước khi sử dụng.
- OOP có thể khiến cho dữ liệu được xử lý tách rời, đồng nghĩa với việc khi cấu trúc dữ liệu thay đổi sẽ khiến thuật toán thay đổi theo.
- Không tự động khởi tạo, giải phóng dữ liệu động.
- Không mô tả được hệ thống trong thực tế một cách đầy đủ và chân thật.
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech