Ôn tập hình học và đo lường trang 125 SGK toán lớp 2 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo.
Đề bài 1: Số?
1 dm = .?. cm | 10 cm = .?. dm |
3 dm = .?. cm | 40 cm = .?. dm |
Hướng dẫn giải
Áp dụng kiến thức: 1 dm = 10 cm. Em điền được như sau:
1 dm = 10 cm | 10 cm = 1 dm |
3 dm = 30 cm | 40 cm = 4 dm |
Đề bài 2: cm hay dm?
a) Một đốt ngón tay của em dài 1 .?.
b) Một gang tay của mẹ dài 2 .?.
c) Em của bạn Lan cao 10 .?.
d) Cây bút chì của em dài 10 .?.
Hướng dẫn giải
Em quan sát ngón tay em, tay mẹ em, em của bạn Lan hoặc cây bút chì rồi tự ước lượng độ dài của chúng để điền đơn vị đo phù hợp.
a) Một đốt ngón tay của em dài 1 cm.
b) Một gang tay của mẹ dài 2 dm.
c) Em của bạn Lan cao 10 dm.
d) Cây bút chì của em dài 10 cm.
Đề bài 3: Quan sát hình vẽ bên.
a) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng.
b) Đọc tên ba điểm thẳng hàng.
Hướng dẫn giải
a) Các điểm được kí hiệu bởi các chữ in hoa.
Đoạn thẳng là đoạn nối liền hai điểm với nhau.
Các điểm có trong hình là điểm A, điểm B, điểm C, điểm D.
Các đoạn thẳng có trong hình là đoạn thẳng AB, đoạn thẳng AC, đoạn thẳng AD, đoạn thẳng BD, đoạn thẳng BC, đoạn thẳng DC.
b) Có thể dùng thước thẳng để kiểm tra ba điểm thẳng hàng: Nếu ba điểm cùng nằm trên 1 cạnh của thước thì 3 điểm đó thẳng hàng.
Ba điểm thẳng hàng là B, D, C.
Đề bài 4: Quan sát hình vẽ.
a) Đường thẳng, đường cong hay đường gấp khúc?
• Đường màu đỏ là .?.
• Đường màu xanh dương là .?.
• Đường màu xanh lá cây là .?.
b) Đo rồi tính độ dài đường gấp khúc.
.?. cm + .?. cm + .?. cm = ?. cm
Hướng dẫn giải
a) Quan sát kĩ hình vẽ và nhớ lại hình dạng đường cong, đường gấp khúc, đường thẳng, từ đó xác định được tên gọi của các đường như sau:
• Đường màu đỏ là đường gấp khúc.
• Đường màu xanh dương là đường cong.
• Đường màu xanh lá cây là đường thẳng.
b) Dùng thước kẻ ta đo được độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc là 4 cm, 5 cm và 4 cm.
Độ dài đường gấp khúc đó là:
4 cm + 5 cm + 4 cm = 13 cm
Thử thách
Hai hình nào ghép lại được một khối lập phương?
Hướng dẫn giải
Trong các hình đã cho, Hình A là một khối lập phương nhỏ.
Hình B sau khi đặt nằm xuống và ghép với hình C em được một khối lập phương lớn.
Đề bài 5: Xem lịch rồi cho biết:
a) Tháng 10 có bao nhiêu ngày?
Có mấy ngày Chủ nhật? Đó là những ngày nào?
Ngày 20 tháng 10 là thứ mấy?
b) Tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Có mấy ngày Chủ nhật? Đó là những ngày nào?
Ngày 20 tháng 11 là thứ mấy?
Hướng dẫn giải
Quan sát kĩ các tờ lịch và trả lời các câu hỏi như sau:
a) Tháng 10 có 31 ngày.
Có 5 ngày chủ nhật, đó là các ngày: 3, 10, 17, 24, 31.
Ngày 20 tháng 10 là thứ tư.
b) Tháng 11 có 30 ngày.
Có 4 ngày Chủ nhật, đó là các ngày: 7, 14, 21, 28.
Ngày 20 tháng 11 là thứ bảy.
Đề bài 6: Số?
a)
Ngày .?. tháng .?., chúng em đi tặng hoa các chú bộ đội.
b)
Hướng dẫn giải
a) Quan sát tờ lịch rồi đọc:
Ngày 22 tháng 12, chúng em đi tặng hoa các chú bộ đội.
b) Quan sát đồng hồ rồi đọc giờ trên mỗi đồng hồ.
Hoạt động thực tế
Em hãy ghi nhận những ngày đáng nhớ của em và của những người thân trong gia đình em.
Hướng dẫn giải
Em hãy nhớ lại những ngày đáng nhớ mà em đã trải qua cùng gia đình, bạn bè hoặc hỏi người thân trong gia đình rồi ghi vào bảng.
Ví dụ mẫu:
Ngày tháng | Sự kiện đáng nhớ |
Ngày 13 tháng 11 | Sinh nhật em |
Ngày 29 tháng 11 | Sinh nhật em gái |
Ngày 13 tháng 12 | Kỉ niệm ngày cưới của ba mẹ |
Xem bài giải trước: Ôn tập phép cộng và phép trừ
Xem bài giải tiếp theo: Tổng các số hạng bằng nhau
Xem bài giải khác: Giải SGK Toán Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!