Ôn tập chương I

Ôn tập chương I trang 20 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống.

A CÂU HỎI (TRẮC NGHIỆM)

Tìm câu trả lời đúng trong các đáp án đã cho:

1. Số \(-\displaystyle\frac{1}{7}\) là:

A. Số tự nhiên;

B. Số nguyên;

C. Số hữu tỉ dương;

D. Số hữu tỉ.

Giải

Chọn D

\(-\displaystyle\frac{1}{7}\) là số hữu tỉ âm nên chỉ có đáp án D thỏa mãn.

\(\)

2. Kết quả của phép nhân \(4^3.4^9\) là:

A. \(4^6\);

B. \(4^{10}\);

C. \(16^6\);

D. \(2^{20}\).

Giải

Chọn C

\(4^3.4^9 = 4^{3+9} = 4^{12} = 4^{2.6} = (4^2)^6 = 16^6\)

\(\)

3. Số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{a}{b}\) với \(a,\ b \in \mathbb{Q},\ b ≠ 0\) là dương nếu:

A. a, b cùng dấu;

B. a, b khác dấu;

C. a = 0, b dương;

D. a, b là hai số tự nhiên.

Giải

Chọn A

Số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{a}{b}\) với \(a,\ b \in \mathbb{Q},\ b ≠ 0\) là dương nếu a, b cùng dấu.

\(\)

4. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Mỗi số hữu tỉ đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số;

B. Trên trục số, số hữu tỉ âm nằm bên trái điểm biểu diễn số 0;

C. Trên trục số, số hữu tỉ dương nằm bên phải điểm biểu diễn số 0;

D. Hai số hữu tỉ không phải luôn so sánh được với nhau.

Giải

Chọn D

Hai số hữu tỉ luôn so sánh được với nhau.

\(\)

5. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên;

B. Mọi số hữu tỉ đều là số nguyên;

C. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ;

D. Mọi phân số đều là số nguyên.

Giải

Chọn C

A sai vì số nguyên âm -1, -2,… không phải số tự nhiên;

B sai vì số hữu tỉ \(\displaystyle\frac{1}{2}\),… không phải là số nguyên.

D sai vì \(\displaystyle\frac{1}{2}\),… là phân số nhưng không phải là số nguyên.

\(\)

B BÀI TẬP

1.32. Tính:

a) \(5-\left(1+\displaystyle\frac{1}{3}\right):\left(1-\displaystyle\frac{1}{3}\right);\)

b) \(\left(1+\displaystyle\frac{2}{3}-\displaystyle\frac{5}{4}\right)-\left(1-\displaystyle\frac{5}{4}\right)+\left(2022-\displaystyle\frac{2}{3}\right).\)

Giải

a) \(5-\left(1+\displaystyle\frac{1}{3}\right):\left(1-\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)

\(=5-\left(\displaystyle\frac{3}{3}+\displaystyle\frac{1}{3}\right):\left(\displaystyle\frac{3}{3}-\displaystyle\frac{1}{3}\right)\)

\(=5-\displaystyle\frac{4}{3}:\displaystyle\frac{2}{3}=5-\displaystyle\frac{4}{3}.\displaystyle\frac{3}{2}\)

\(=5-2=3.\)

b) \(\left(1+\displaystyle\frac{2}{3}-\displaystyle\frac{5}{4}\right)-\left(1-\displaystyle\frac{5}{4}\right)+\left(2022-\displaystyle\frac{2}{3}\right)\)

\(=1+\displaystyle\frac{2}{3}-\displaystyle\frac{5}{4}-1+\displaystyle\frac{5}{4}+2022-\displaystyle\frac{2}{3}\)

\(=(1+2022)+\left(\displaystyle\frac{2}{3}-\displaystyle\frac{2}{3}\right)+\left(-\displaystyle\frac{5}{4}+\displaystyle\frac{5}{4}\right)\)

\(=2023+0+0=2023.\)

\(\)

1.33. Tìm x, biết:

a) \(0,7^2.x = 0,49^3;\)

b) \(x : (-0,5)^3 = (-0,5)^2.\)

Giải

a) \(0,7^2.x = 0,49^3\)

\(0,7^2.x = (0,7^2)^3\)

\(0,7^2.x = 0,7^6\)

\(x=0,7^6:0,7^2\)

\(x=0,7^{6-2}\)

\(x=0,7^4.\)

b) \(x : (-0,5)^3 = (-0,5)^2\)

\(x = (-0,5)^2 . (-0,5)^3 \)

\(x = (-0,5)^{2+3}\)

\(x = (-0,5)^5.\)

1.34. Cho \(a \in \mathbb{Q}\) và \(a ≠ 0\). Hãy viết \(a^8\) dưới dạng:

a) Tích của hai lũy thừa, trong đó có một thừa số là \(a^3\);

b) Lũy thừa của \(a^2\);

c) Thương của hai lũy thừa trong đó số bị chia là \(a^{10}\).

Giải

a) \(a^8 = a^{5+3} = a^5.a^3.\)

b) \(a^8 = a^{2.4} = (a^2)^4.\)

c) \(a^8 = a^{10-2} = a^{10} : a^2\)

\(\)

1.35. Bảng sau cho chúng ta đường kính xấp xỉ của một số hành tinh.

Giải Bài tập Toán Lớp 7 – NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Giải

Ta có: \(7,4975.10^4 = 74,975.10^3;\)

\(3,0603.10^4 = 30,603.10^3.\)

Vì \(88,846 > 74,975 > 7,926 > 4,222\) \(> 3,0603 > 3,032.\)

Nên \(88,846.10^3 > 74,975.10^3 > 7,926.10^3\) \(> 4,222.10^3 > 3,0603.10^3 > 3,032.10^3.\)

Vậy Mộc tinh có đường kính lớn nhất, Thủy tinh có đường kính nhỏ nhất.

\(\)

1.36. Để làm 24 cái bánh, cần \(1\displaystyle\frac{3}{4}\) cốc bột mì. Bạn An muốn làm 8 cái bánh. Hỏi bạn An cần bao nhiêu cốc bột mì?

Giải

Để làm một cái bánh thì lượng bột cần là:

\(1\displaystyle\frac{3}{4}:24=\displaystyle\frac{7}{4}.\displaystyle\frac{1}{24}=\displaystyle\frac{7}{96}\) (cốc bột).

Vậy để làm được 8 chiếc bánh, An cần lượng bột là:

\(\displaystyle\frac{7}{96}.8=\displaystyle\frac{7}{12}\) (cốc bột).

\(\)

1.37. Biết \(1^2 + 2^2 + 3^2 + … + 8^2 + 9^2 = 285.\)

Tính một cách hợp lí giá trị của biểu thức:

\(2^2 + 4^2 + 6^2 + … + 16^2 + 18^2.\)

Giải

\(2^2 + 4^2 + 6^2 + … + 16^2 + 18^2\)

\(= (1.2)^2 + (2.2)^2 + (2.3)^2 + (2.4)^2 + … + (2.8)^2\) \(+ (2.9)^2\)

\(= 2^2.1^2 + 2^2.2^2 + 2^2.3^2 + 2^2.4^2 + … + 2^2.8^2\) \(+ 2^2.9^2\)

\(= 2^2.( 1^2 + 2^2 + 3^2 + … + 8^2 + 9^2)\)

\(= 4.285 = 1140.\)

\(\)

1.38. Tính giá trị của biểu thức: \(A=\displaystyle\frac{25^6+5^4}{25^5+25}.\)

Giải

\(A=\displaystyle\frac{25^6+5^4}{25^5+25}=\displaystyle\frac{(5^2)^6+5^4}{(5^2)^5+5^2}\)

\(=\displaystyle\frac{5^{12}+5^4}{5^{10}+5^2}=\displaystyle\frac{5^8.5^4+5^4}{5^8.5^2+5^2}\)

\(=\displaystyle\frac{5^4.(5^8+1)}{5^2.(5^8+1)}=\displaystyle\frac{5^4}{5^2}=5^2=25.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính. Quy tắc chuyển vế

Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 – NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×