\(1.\) Câu trả lời luôn là \(5\)
Bước 1: Hãy nghĩ về một con số nào đó, chẳng hạn: \(9.\)
Bước 2: Nhân số đó với \(2,\) ta được \(9.2=18.\)
Bước 3: Cộng thêm \(10,\) ta được \(18+10=28.\)
Bước 4: Chia đôi kết quả ở bước \(3,\) ta được \(28\div2=14.\)
Bước 5: Trừ kết quả ở bước \(4\) cho số ban đầu đã chọn, ta được: \(14-9=5.\)
Các bạn hãy thử suy nghĩ xem tại sao kết quả luôn là \(5\)?
Gợi ý: Gọi \(x\) là số ta chọn ban đầu, \(A\) là kết quả ở bước \(4.\)
Hãy yêu cầu một người bạn nghĩ ra một số bất kỳ rồi sử dụng mẹo này để dự đoán chính xác con số đó nhé. Bạn sẽ làm cho bạn bè của mình bất ngờ đấy!
\(\)
\(2.\) Câu trả lời luôn là \(37\)
Bước 1: Hãy nghĩ về một con số nào đó có ba chữ số giống nhau, chẳng hạn: \(111.\)
Bước 2: Cộng các chữ số lại với nhau, ta được \(1+1+1=3.\)
Bước 3: Chia số ban đầu cho kết quả ở bước \(2,\) ta được \(111\div 3=37.\)
\(\)
\(3.\) Cửu chương \(9\) trên bàn tay
Nếu một ngày nào đó bạn bỗng nhiên nghi ngờ khả năng học cửu chương \(9\) của mình thì mẹo sau đây có thể giúp ích cho bạn mà không cần phải lấy máy tính ra bấm đấy.
Cụ thể, ta thử kiểm tra \(9\times2=18\) như sau:
Bước 1: Xòe \(10\) ngón tay ra, ta đánh số cho các ngón tay theo thứ tự từ \(1\) đến \(10,\) từ trái qua phải.
Bước 2: Co ngón tay số \(2\) lại, ta được hai phần, phần bên trái ngón tay số \(2\) là \(1\) ngón, phần bên phải là \(8\) ngón, vậy ta suy ra \(9\times2=18.\)
Thật thú vị đúng không nào? Các bạn hãy thử kiểm tra bảng cửu chương \(9\) như các bước ở trên.
\(\)
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.