\(1\). Cộng những con số lớn
Việc cộng những con số lớn lại với nhau thường mất khá nhiều thời gian. Bằng cách đưa các số hạng về các con số gần đúng (bội của \(10\)) sẽ giúp chúng ta có cách tính toán nhanh hơn.
Chẳng hạn ta cần phải tính tổng: \(644 + 238.\)
Bước 1: Làm tròn \(644\) thành \(650\) và \(238\) thành \(240.\)
Bước 2: Ghi nhớ ta đã thêm \(6 + 2 = 8\) đơn vị.
Bước 3: Tính tổng sau khi làm tròn \(650 + 240 = 890.\)
Bước 4: Tính ra tổng cần tìm \(890-8 = 882.\)
Người ta thường gọi cách tính này là cách tính “rợ” hay tính nhẩm.
\(\)
\(2\). Phép trừ với \(1000\)
Để thực hiện phép trừ \(1000-526\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Lấy \(9\) trừ đi các chữ số không phải là chữ số hàng đơn vị của số trừ, cụ thể \(9-5=4, 9-2=7.\)
Bước 2: Lấy \(10\) trừ đi chữ số hàng đơn vị của số trừ, cụ thể \(10-6=4.\)
Vậy hiệu cần tìm là \(474.\)
\(\)
\(3\). Phép nhân với \(5\)
Trường hợp 1: Nhân \(5\) với một số chẵn
Để thực hiện phép nhân \(5\times120\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Lấy \(120\) chia đôi ta được \(60.\)
Bước 2: Thêm số \(0\) phía sau kết quả tính được ở trên ta được tích cần tìm là \(600.\)
Trường hợp 2: Nhân \(5\) với một số lẻ
Để thực hiện phép nhân \(5\times113\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Lấy \(113-1=112\) rồi chia đôi ta được \(56.\)
Bước 2: Thêm số \(0\) phía sau kết quả tính được ở trên ta được \(560,\) rồi cộng thêm \(5\) vào ta sẽ được tích cần tìm là \(565.\)
\(\)
\(4\). Phép nhân số có một chữ số với \(9\)
Để kiểm tra phép nhân \(9\times3\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Lấy \(3-1=2\) đây sẽ là chữ số đầu tiên trong tích cần tìm.
Bước 2: Lấy \(9-2=7\) đây sẽ là chữ số còn lại trong tích cần tìm.
Vậy tích cần tìm là \(27.\)
Cách tính toán này chỉ để áp dụng để kiểm tra bảng cửu chương \(9\).
\(\)
\(5\). Phép nhân số có hai chữ số với \(11\)
Để thực hiện phép nhân \(11\times12\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Chữ số đầu tiên và chữ số cuối cùng của tích cần tìm là chữ số đầu tiên và chữ số cuối cùng của thừa số thứ hai, cụ thể tích cần tìm sẽ có dạng \(1\overline{n}2.\)
Bước 2: Tính \(n\), với \(n\) là tổng của các chữ số của thừa số thứ hai, cụ thể \(n=1+2=3.\)
Vậy tích cần tìm là \(132.\)
\(\)
\(6\). Phép nhân với nhiều số \(0\) ở cuối
Để thực hiện phép nhân \(2000\times170\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Không quan tâm các số \(0\) ở cuối, ta chỉ cần tính \(2\times17=34.\)
Bước 2: Có tổng cộng là bốn số \(0\), thêm vào phía sau kết quả trên ta được tích cần tìm là \(340000.\)
\(\)
\(7\). Dấu hiệu nhận biết chia hết
Một số sẽ chia hết cho \(2\) nếu nó có chữ số tận cùng (hàng đơn vị) là số chẵn, chẳng hạn: \(8, 40, 134.\)
Một số sẽ chia hết cho \(3\) nếu nó có tổng các chữ số chia hết cho \(3,\) chẳng hạn: \(27, 120, 1305.\)
Một số sẽ chia hết cho \(4\) nếu nó có hai chữ số tận cùng tạo thành một số chia hết cho \(4,\) chẳng hạn: \(124, 2020.\)
Một số sẽ chia hết cho \(5\) nếu nó có chữ số tận cùng (hàng đơn vị) là \(0\) hoặc \(5\), chẳng hạn: \(15, 110.\)
Một số sẽ chia hết cho \(6\) nếu nó là số chẵn và có tổng các chữ số chia hết cho \(3,\) chẳng hạn: \(90, 162.\)
Một số sẽ chia hết cho \(8\) nếu nó có ba chữ số tận cùng tạo thành một số chia hết cho \(8,\) chẳng hạn: \(1000, 1480.\)
Một số sẽ chia hết cho \(9\) nếu nó có tổng các chữ số chia hết cho \(9,\) chẳng hạn: \(72, 171, 1503.\)
Một số sẽ chia hết cho \(10\) nếu nó có chữ số tận cùng (hàng đơn vị) là \(0\), chẳng hạn: \(50, 190.\)
\(\)
\(8\). Bình phương của một số có hai chữ số với chữ số tận cùng là \(5\)
Để tính bình phương của \(75\) một cách nhanh chóng, chúng ta làm theo quy tắc sau:
Bước 1: Lấy chữ số đầu tiên cộng thêm \(1,\) rồi nhân với chữ số đầu tiên đó, cụ thể: \((7+1)\times7=8\times7=56.\)
Bước 2: Thêm \(25\) vào phía sau kết quả trên ta được bình phương cần tìm là \(5625.\)
\(\)
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.