Luyện tập chung

Chương 2 – Luyện tập chung trang 41 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 1 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

2.16. Tính nhanh giá trị biểu thức

\(x^2+\displaystyle\frac{1}{2}x+\displaystyle\frac{1}{16}\) tại \(x=99,75.\)

Giải

\(x^2+\displaystyle\frac{1}{2}x+\displaystyle\frac{1}{16}\)

\(=x^2+2.x.\displaystyle\frac{1}{4}+\left(\displaystyle\frac{1}{4}\right)^2\)

\(=\left(x+\displaystyle\frac{1}{4}\right)^2.\)

Tại \(x=99,75\) giá trị biểu thức \(=\left(x+\displaystyle\frac{1}{4}\right)^2\) là:

\(\left(99,75+\displaystyle\frac{1}{4}\right)^2=(99,75+0,25)^2\)

\(=100^2=10000.\)

\(\)

2.17. Chứng minh đẳng thức \((10a+5)^2=100a(a+1)+25.\) Từ đó em hãy nêu một quy tắc tính nhẩm bình phương của một số có tận cùng là \(5.\)

Áp dụng: Tính \(25^2;\ 35^2.\)

Giải

\((10a+5)^2=100a^2+100a+25\) \(=100a(a+1)+25.\)

Để tính bình phương của một số có tận cùng là \(5\)  \(\overline{a5},\) ta chỉ cần tính tích \(a.(a + 1)\) rồi viết \(25\) vào đằng sau kết quả vừa tìm được.

Để tính \(25^2\) ta tính \(2(2 + 1) = 6\) rồi viết tiếp \(25\) vào bên phải ta được \(625.\)

Để tính \(35^2\) ta tính \(3(3 + 1) = 12\) rồi viết tiếp \(25\) vào bên phải ta được \(1225.\)

\(\)

2.18. Tính nhanh giá trị của các biểu thức:

a) \(x^3+3x^2+3x+1\) tại \(x= 99;\)

b) \(x^3-3x^2y+3xy^2-y^3\) tại \(x = 88\) và \(y =-12.\)

Giải

a) \(x^3+3x^2+3x+1\)

\(=x^3+3.x^2.1+3.x.1+1^3\)

\(=(x+1)^3=(99+1)^3\)

\(=100^3=100000.\)

b) \(x^3-3x^2y+3xy^2-y^3\)

\(=x^3-3.x^2.y+3.x.y^2-y^3\)

\(=(x-y)^3=[88-(-12)]^3\)

\(=100^3=100000.\)

\(\)

2.19. Rút gọn các biểu thức:

a) \((x-2)^3+(x+2)^3-6x(x+2)(x-2);\)

b) \((2x-y)^3+(2x+y)^3.\)

Giải

a) \((x-2)^3+(x+2)^3-6x(x+2)(x-2)\)

\(=[(x-2)+(x+2)][(x-2)^2-(x-2)(x+2)+(x+2)^2]-6x(x^2-2^2)\)

\(=(x-2+x+2)(x^2-4x+4-x^2+4+x^2+4x+4)-6x(x^2-4)\)

\(=2x(x^2+12)-6x^3+24x\)

\(=2x^3+24x-6x^3+24x\)

\(=-4x^3+48x.\)

b) \((2x-y)^3+(2x+y)^3\)

\(=[(2x-y)+(2x+y)][(2x-y)^2-(2x-y)(2x+y)+(2x+y)^2]\)

\(=(2x-y+2x+y)(4x^2-4xy+y^2-4x^2+y^2+4x^2+4xy+y^2)\)

\(=4x(4x^2+3y^2)=16x^3+12xy^2.\)

\(\)

2.20. Chứng minh rằng \(a^3+b^3=(a+b)^3-3ab(a+b).\)

Áp dụng, tính \(a^3+b^3\) biết \(a +b = 4\) và \(ab = 3.\)

Giải

\(a^3+b^3\)

\(=a^3+b^3+3a^2b-3a^2b+3ab^2-3ab^2\)

\(=(a^3+3a^2b+3ab^2+b^3)-(3a^2b+3ab^2)\)

\(=(a+b)^3-3ab(a+b).\)

Thay \(a + b = 4\) và \(ab = 3\) vào biểu thức ta có:

\(a^3+b^3=(a+b)^3-3ab(a+b)\) \(=4^3-3.3.4=28.\)

\(\)

2.21. Bác Tùng gửi vào ngân hàng 200 triệu đồng theo thể thức lãi kép theo định kì với lãi suất x mỗi năm (tức là nếu đến kì hạn người gửi không rút lãi ra thì tiền lãi được tính vào vốn của kì kế tiếp). Biểu thức \(S=200(1+x)^3\) (triệu đồng) là số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm.

a) Tính số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm khi lãi suất x = 5,5%.

b) Khai triển S thành đa thức theo x và xác định bậc của đa thức.

Giải

a) Số tiền bác Tùng nhận được sau 3 năm khi lãi suất x = 5,5% là:

\(200(1+0,055)^3=234,8483\) (triệu đồng).

b) \(S=200(1+x)^3\) \(=200(1+3x+3x^2+x^3)\)

\(=200+600x+600x^2+200x^3.\)

Đa thức S có bậc là: \(3.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 8. Tổng và hiệu hai lập phương

Xem bài giải tiếp theo: Bài 9. Phân tích đa thức thành nhân tử

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
THẮNG
THẮNG
11 tháng trước

Bài 2.20 nếu chúng ta phân tích từ vế phải sẽ đơn giản hơn nhiều

1
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×