Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 77 SGK toán lớp 3, NXB Chân Trời Sáng Tạo.

Bumbii Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 77 SGK toán lớp 3, NXB Chân Trời Sáng Tạo.

PHẦN 1. THỰC HÀNH

Bài 1Quan sát hình vẽ bên.
a, Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại?
b, D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?
    G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?

Bumbii Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 79 Vở bài tập toán lớp 3 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo. H3

Hướng dẫn giải
Quan sát hình vẽ, em trả lời như sau:
a, C, D, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm D ở giữa hai điểm điểm C và điểm E.
    H, G, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm G là điểm ở giữa hai điểm H và E.
    H, L, K là 3 điểm thẳng hàng. Điểm L là điểm ở giữa hai điểm H và K.

b, D là trung điểm của CE vì D là điểm ở giữa hai điểm C và E và  DC = DE.
    G không là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE > GH

Bài 2: a, Dưới đây là cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

Bumbii Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 79 Vở bài tập toán lớp 3 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo. H4

Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST.

b, Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm.
Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.

Hướng dẫn giải
a, Ta có N là điểm ở giữa hai điểm S , T và  NS = NT = 3 cm
Vậy N là trung điểm của đoạn thẳng ST.

b, Vẽ đoạn thẳng AB = 10 cm.
Trên đoạn thẳng AB ta lấy điểm M sao cho MA = MB = 5 cm.

Bumbii Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 77 SGK toán lớp 3, NXB Chân Trời Sáng Tạo.

PHẦN 2. LUYỆN TẬP

Bài 1: Câu nào đúng, câu nào sai?
a, O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b, M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c, K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
d, K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.

Bumbii Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng trang 77 SGK toán lớp 3, NXB Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải
Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.
– O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O là điểm ở giữa hai điểm A, B và OA = OB = 2 cm.

– M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì M không ở giữa hai điểm C và D.

– K không là trung điểm của đoạn thẳng PQ vì KQ > KP (3 cm > 2 cm)

Vậy các câu đúng là a, c.
Các câu sai là b, d.

Bài 2: Xác định vị trí các lều dưới đây.

a) Vị trí các lều   theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB.

b, Lều  ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU.

Bumbii trang 77 SGK toán lớp 3, NXB Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải
a) Lều màu nâu là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều màu nâu ở vị trí điểm V.
Lều màu cam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều màu cam ở vị trí điểm T.
Lều màu vàng là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều màu vàng ở vị trí điểm U.
Lều màu hồng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều màu hồng ở vị trí điểm S.

b) Lều màu đỏ ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU nên trùng với điểm O.

Xem bài giải trước: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Xem bài giải tiếp theo: Hình tròn
Xem các bài giải khác: Giải SGK Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×