Chương 3 – Bài 1. Hình hộp chữ nhật – hình lập phương

Chương \(3\) – Bài \(1.\) Hình hộp chữ nhật – hình lập phương trang \(53\) vở bài tập toán lớp \(7\) tập \(1\) NXB Chân Trời Sáng Tạo.

\(1.\) Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH, biết cạnh AB = 5 cm, BC = 4 cm, AE = 3 cm.

a) Hãy cho biết độ dài các cạnh còn lại.

b) Nêu tên và vẽ các đường chéo.

c) Nêu các góc đỉnh F, C, D.

Giải

a) CD = HG = EF = \(5\) cm; FG = EH = AD = \(4\) cm; BF = CG = DH = \(3\) cm.

b) Các đường chéo là: AG, DF, EC, BH.

C) Các góc đỉnh F là: Góc BFE, góc BFG, góc EFG.

Các góc đỉnh C là: Góc BCD, góc BCG, góc DCG.

Các góc đỉnh D là: Góc ADC, góc CDH, góc ADH.

\(\)

\(2.\) Cho hình lập phương ABCD.MNPQ.

a) Cho biết BC = \(4\) cm, tính các cạnh còn lại.

b) Hãy nêu các mặt của hình lập phương.

c) Hãy vẽ các đường chéo xuất phát từ đỉnh P, Q.

d) Hãy nêu các góc đỉnh B, P của hình lập phương.

Giải

a) Vì ABCD.MNPQ là hình lập phương nên nó có \(12\) cạnh bằng nhau.

Vậy BC = CD = DA = AB = BN = AM = DQ = QM = MN = NP = PQ = \(4\) cm.

b) Các mặt của hình lập phương trên là: mặt ABCD, mặt ABNM, mặt BCPN, mặt CDQP, mặt DAQM, mặt MNPQ.

c) PA là đường chéo xuất phát từ P, và QB là đường chéo xuất phát từ Q.

d) Góc đỉnh B là: Góc ABN, góc NBC, góc ABC;

Góc đỉnh P là: Góc QPN, góc CPN, góc CPQ.

\(\)

\(3.\) Tìm những vật dụng, cấu trúc trong đời sống có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Giải

Hộp quà có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương; khối rubik, con xúc xắc có dạng hình lập phương.

\(\)

\(4.\) Vẽ thêm cạnh để được hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Giải

\(\)

\(5.\) Trong hai tấm bìa sau, tấm bìa nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật?

Giải

Trong hai tấm bìa ở trên, tấm bìa Hình 11b gấp được thành hình hộp chữ nhật vì hình 11a không đủ 6 mặt để gấp được hình hộp chữ nhật.

\(\)

\(6.\) Hãy cho biết cặp cạnh nào gấp lại với nhau để trở thành hình lập phương.

Giải

Mỗi cặp số sau đây là kí hiệu các cạnh ghép với nhau để được hình lập phương:

\(3\) và \(4;\) \(5\) và \(2;\) \(6\) và \(1;\) \(7\) và \(14;\) \(8\) và \(13;\) \(9\) và \(12;\) \(10\) và \(11.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 2

Xem bài giải tiếp theo: Bài 2 : Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x