Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6) trang 51 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). Không thực hiện phép tính, hãy điền dấu thích hợp vào bảng sau:
Giải
Ghi nhớ:
- Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm. (mang dấu \(-\))
- Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương. (mang dấu \(+\))
- Tổng của hai số nguyên khác dấu là:
- Một số nguyên âm nếu số nguyên âm có số đối lớn hơn số còn lại. (mang dấu \(-\))
- Một số nguyên dương nếu số nguyên dương lớn hơn số đối của số còn lại. (mang dấu \(+\))
\(\)
\(2\). Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng dưới đây:
Giải
\(\)
\(3\). Thực hiện các phép tính sau:
a) \(73 + 47;\)
b) \((-13) + (-29);\)
c) \((-132) + (-255);\)
d) \(175 + (-175);\)
e) \(85 + (-54);\)
g) \((-142) + 122;\)
h) \(332 + (-735).\)
Giải
a) \(73 + 47 = 120.\)
b) \((-13) + (-29) = -(13+29) = -42.\)
c) \((-132) + (-255) = -(132 + 255) = -387.\)
d) \(175 + (-175) = 0\) vì \(175\) và \(-175\) là hai số đối nhau.
e) \(85 + (-54) = 85 -54 = 31.\)
g) \((-142) + 122 = -(142 -122) = -20.\)
h) \(332 + (-735) = -(735 -332) = -403.\)
\(\)
\(4\). Thực hiện phép tính sau:
a) \(36 -38;\)
b) \(51-(-49);\)
c) \((-75)-15;\)
d) \(0-35;\)
e) \(-( 72)-(-16);\)
g) \(126-234.\)
Giải
a) \(36 -38 = 36 + (-38) = -(38 -36) = -2.\)
b) \(51-(-49) = 51 + 49 = 100.\)
c) \((-75)-15 = (-75) + (-15) = -( 75 + 15) = -90.\)
d) \(0-35 = 0 + (-35) = -35.\)
e) \((-72)-(-16) = (-72) + 16 = -(72 -16) = -56.\)
g) \(126-234 = 126 + (-234) = -(234 -126) = -108.\)
\(\)
\(5\). Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) \((29 + 37 + 13) + (10-37-13); \)
b) \((79 + 32-35)-(69 + 12-75); \)
c) \(–(125 + 63 + 57)-(10-83-37).\)
Giải
a)
\((29 + 37 + 13) + (10-37- 13)\)
\(= 29 + 37 + 13 + 10 + (–37) + (-13)\)
\(= 29 +10 + 37 + (–37) + 13 + (-13)\)
\(= 39.\)
b)
\((79 + 32- 35)-(69 + 12-75)\)
\(= 79+32-35-69-12+75\)
\(= 79 + 32 + (-35) + (–69) + (-12) + 75\)
\(= 79+ (–69) + 32 + (-12) + 75+ (-35)\)
\(= 10 + 20 + 40\)
\(=70.\)
c)
\(-(-125 + 63 + 57)-(10-83- 37)\)
\(= 125-63-57-10+83+37\)
\(= 125 + (-63) + (-57) + (-10) + 83 + 37\)
\(= 125 + (-10) + (-63) + (-57) + 83 + 37\)
\(= 115 + (-120) + 120\)
\(= 115.\)
Chú ý: Cố gắng phát hiện và nhóm các số có tổng bằng \(0\) hoặc là một số tròn chục, tròn trăm,… lại với nhau để có thể tính toán nhanh hơn.
\(\)
\(6\). Thực hiện các phép tính sau một cách hợp lí:
a) \(434 + (-100) + (-434) + 700; \)
b) \(6830 + (-993) + 170 + (-5007); \)
c) \(31 + 32 + 33 + 34 + 35-11-12-13-14-15.\)
Giải
a)
\(434 + (-100) + (-434) + 700\)
\(= 434 + (-434) + 700 + (-100)\)
\(= 0 + 600\)
\(= 600.\)
b)
\(6830 + (-993) + 170 + (-5007)\)
\(= 6830 + 170 + (-993) + (-5007)\)
\(= 7000-(993+5007)\)
\(= 7000-6000\)
\(= 1000.\)
c)
\(31 + 32 + 33 + 34 + 35-11-12-13-14-15\)
\(= 31-11 + 32-12 + 33-13 + 34-14 + 35-15\)
\(= 20 + 20 + 20 + 20 + 20\)
\(= 20.5\)
\(=100.\)
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Xem bài giải tiếp theo: Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (Phần 2: Bài 7 đến Bài 12)
Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.