Bài 1. Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên trang 46 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). Số nguyên nào thích hợp để mô tả mỗi tình huống sau:
a) Thưởng \(10\) điểm trong một cuộc thi đấu.
b) Bớt \(4\) điểm vi phạm luật.
c) Nhiệt độ ngăn đá tủ là \(5\) độ dưới \(0^{\text{o}}C\).
d) Rút \(3\text{ }000\text{ }000\) đồng từ thẻ ATM.
e) Đỉnh núi Fansipan (Phan-xi-păng) cao \(3143m\) so với mực nước biển.
Giải
a) \(+10\) hoặc \(10.\)
b) \(-4.\)
c) \(-5.\)
d) \(-3\text{ }000\text{ }000.\)
e) \(+3143\) hoặc \(3143.\)
\(\)
\(2\). Cho trục số:
Hãy ghi số nguyên thích hợp vào vị trí trên trục số trong mỗi trường hợp sau:
a) Điểm nằm cách điểm \(a\) năm đơn vị về bên phải.
b) Điểm nằm cách điểm \(b\) bảy đơn vị về bên trái.
c) Điểm nằm cách điểm \(c\) mười đơn vị về bên phải.
d) Điểm nằm cách điểm \(a\) hai đơn vị về bên trái.
Giải
a) Điểm \(2\);
b) Điểm \(-2\);
c) Điểm \(3\);
d) Điểm \(-5\);
\(\)
\(3\). Hãy vẽ một trục số, trên đó vẽ những điểm nằm cách điểm nằm cách điểm \(0\) năm đơn vị. Những điểm này biểu diễn các số nguyên nào?
Giải
Các điểm nằm cách điểm \(0\) năm đơn vị là \(5\) và \(-5.\)
\(\)
\(4\). Các phát biểu sau đúng hay sai?
a) \(6 \in \mathbb{N};\)
b) \(−5 \in \mathbb{N};\)
c) \(−1 \in \mathbb{Z};\)
d) \(+7 \in \mathbb{Z};\)
e) \(0 \in \mathbb{Z}.\)
Giải
a) Đúng.
b) Sai vì \(-5\) là số nguyên, không phải số tự nhiên.
c) Đúng.
d) Đúng.
e) Đúng.
\(\)
\(5\). Vẽ một đoạn của trục số từ \(-10\) đến \(10.\) Biểu diễn trên đó các số nguyên sau đây:
\(+4; -5; 0; -8; 2; -1; 7; 9; -9.\)
Giải
\(\)
\(6\). Tìm số đối của các số nguyên sau: \(-16; 10; 4; -4; 0; -100; 2021.\)
Giải
\(16\) là số đối của \(-16.\)
\(-10\) là số đối của \(10.\)
\(-4\) là số đối của \(4.\)
\(4\) là số đối của \(-4.\)
\(0\) là số đối của chính nó.
\(100\) là số đối của \(-100.\)
\(-2021\) là số đối của \(2021.\)
\(\)
\(7\). Các điểm \(A, B, C, D\) trên trục số ở hình dưới đây biểu diễn các số nguyên nào? Tìm số đối của các số nguyên đó.
Giải
Ý 1: Xác định số nguyên biểu diễn
Điểm \(A\) cách điểm \(0\) năm đơn vị về bên trái, nên A là điểm \(-5.\)
Điểm \(B\) cách điểm \(0\) chín đơn vị về bên phải, nên B là điểm \(9.\)
Điểm \(C\) cách điểm \(0\) ba đơn vị về bên phải, nên C là điểm \(3.\)
Điểm \(D\) cách điểm \(0\) tám đơn vị về bên trái, nên D là điểm \(-8.\)
Ý 2: Tìm số đối
\(5\) là số đối của \(-5.\)
\(-9\) là số đối của \(9.\)
\(-3\) là số đối của \(3.\)
\(8\) là số đối của \(-8.\)
\(\)
Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương 1 (Phần 1: Bài 1 đến Bài 5)
Xem bài giải tiếp theo: Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên
Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.