Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính

Bài 5. Thứ tự thực hiện các phép tính trang 17 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Thực hiện phép tính:

a) \({[(37 + 13) : 5]-45 : 5}.7;\)

b) \(62.10:{780:[103−(2.53+35.14)]}.\)

Giải

Chú ý:

  1. Đối với bài toán có nhiều dấu ngoặc, ta thực hiện theo ưu tiên sau: Ngoặc tròn \((…)\) đến ngoặc vuông \([…]\) và cuối cùng là ngoặc nhọn \(\{…\}.\)
  2. Nếu chỉ có Phép cộng và Phép trừ (Phép nhân và Phép chia) thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải.
  3. Thứ tự ưu tiên các phép tính: Phép nâng lũy thừa > Phép nhân và chia > Phép cộng và trừ.

a)

\({[(37 + 13) : 5]-45 : 5}.7={[50 : 5]-9}.7 \)

\(={10-9}.7 = 1.7=7 \)

b)

\(6^2.10:\{780:[10^3−(2.5^3+35.14)]\} \)

\(=36.10:\{780:[1000−(2.125+490)]\} \)

\(=360:\{780:[1000−(250+490)]\} \)

\(=360:\{780:[1000-740]\} \)

\(=360:\{780:260\} \)

\(=360:3=120 \)

\(\)

\(2\). Tính nhanh:

a) \(43^2+43.57.\)

b) \(59^2−59.19.\)

c) \(119.3^4+81.\)

Giải

Chú ý: Nhóm các thừa số chung ra ngoài sao cho phép toán bên trong sẽ cho ra một số chẵn. Nếu sau khi nhóm mà kết quả bên trong lại là một số lẻ thì nhiều khả năng các em đã làm sai.

a)

\(43^2+43.57=43.(43+57)=43.100=4\text{ }300.\)

b)

\(59^2−59.19=59.(59-19)=59.40=2\text{ }360.\)

c)

\(119.3^4+81=119.81+81=81.(119+1)=81.120=9\text{ }720.\)

\(\)

\(3\). Tìm số tự nhiên \(x\), biết:

a) \(24.(x-16) = 12^2;\)

b) \((x^2-10):5 = 3.\)

Giải

Chú ý:

  1. Nếu các em quên cách giải chung khi tìm \(x\) hãy xem lại Bài tập số 2 trong Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên.
  2. Nếu ta có \(x^2=a^2\) thì với kiến thức ở lớp \(6\) ta có thể viết \(x = a\). Sau này các em sẽ biết thêm một giá trị khác của \(x\) thỏa mãn bài toán trên.

a)

\(24.(x-16) = 12^2 \Leftrightarrow 24.(x-16) = 144\)

\(\Leftrightarrow x-16=144:24 \Leftrightarrow x-16=6 \)

\(\Leftrightarrow x=6+16 \Leftrightarrow x=22.\)

b)

\((x^2-10):5 = 3 \Leftrightarrow x^2-10 = 3.5\)

\(\Leftrightarrow x^2-10=15 \Leftrightarrow x^2=15+10\)

\(\Leftrightarrow x^2=25 \Leftrightarrow x^2=5^2 \Leftrightarrow x=5.\)

Ghi nhớ: Với \(x\) là số tự nhiên và \(x^2=a^2\) thì ta có \(x=a.\)

\(\)

\(4\). Không thực hiện phép tính, hãy cho biết kết quả của dãy phép tính sau có tận cùng là chữ số nào.

\(2021.2022.2023.2024 + 2025.2026.2027.2028.2029.\)

Giải

Chữ số tận cùng của \(2021.2022.2023.2024\) là chữ số tận cùng của tích \(1.2.3.4.\) Vì \(1.2.3.4=24\) nên tích \(2021.2022.2023.2024\) có chữ số tận cùng là \(4.\)

Tương tự, vì \(5.6.7.8.9=15120\) nên tích \(2025.2026.2027.2028.2029\) có chữ số tận cùng là \(0.\)

Vậy tổng \(2021.2022.2023.2024 + 2025.2026.2027.2028.2029\) có chữ số tận cùng là \(4 + 0 = 4.\)

Ghi nhớ:

  1. Để tìm chữ số tận cùng của một tích, ta lấy chữ số tận cùng của mỗi thừa số trong tích đó rồi nhân lại với nhau, chữ số tận cùng của kết quả tìm được chính là chữ số tận cùng của tích ban đầu.
  2. Để tìm chữ số tận cùng của một tổng, ta lấy chữ số tận cùng của mỗi số hạng trong tổng đó rồi cộng lại với nhau, chữ số tận cùng của kết quả tìm được chính là chữ số tận cùng của tổng ban đầu.

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 4. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên

Xem bài giải tiếp theo: Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x