Bài 3. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên trang 12 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). Tính một cách hợp lí:
a) \(42 + 44 + 46 + 48 + 50;\)
b) \(150 . 250 . 400 . 800.\)
Giải
a)
Ta nhóm các số hạng có tổng là một số tròn chục lại với nhau. Bằng cách này phép tính sẽ trở nên đơn giản hơn.
\(42 + 44 + 46 + 48 + 50 = (42 + 48) + (44 + 46) + 50\)
\(= 90 + 90 + 50 = 180 + 50 = 230.\)
b)
Vì phép nhân có tính chất giao hoán (có thể đổi vị trí các thừa số) nên ta có thể nhóm lại như sau:
\(150.250.400.800=(150.800).(250.400)\)
\(= 120\text{ }000.100\text{ }000=12\text{ }000\text{ }000\text{ }000.\)
\(\)
\(2\). Tìm số tự nhiên x biết:
a) \((2x + 1) . 2907 = 8721;\)
b) \((4x-16) : 1905 = 60.\)
Giải
Cách giải chung mà các em cần nhớ đó là:
- Đưa x về vế trái, đưa số về vế phải.
- Khi chuyển vế lưu ý Phép cộng sẽ thành Phép trừ; Phép nhân sẽ thành Phép chia.
a)
\(2x+1=8721:2907\Leftrightarrow2x+1=3\)
\(\Leftrightarrow2x=3-1\Leftrightarrow2x=2\)
\(\Leftrightarrow x=2:2\Leftrightarrow x=1.\)
b)
\((4x-16) : 1905 = 60\Leftrightarrow4x-16= 60.1905\)
\(\Leftrightarrow4x-16=114\text{ }300\Leftrightarrow4x=114\text{ }300+16\)
\(\Leftrightarrow 4x=114\text{ }316\Leftrightarrow x=114\text{ }316:4\Leftrightarrow x=28\text{ }579.\)
\(\)
\(3\). Mẹ Lan mang \(200000\) đồng vào siêu thị mua \(2\) kg khoai tây, \(5\) kg gạo và \(2\) nải chuối chín. Giá mỗi ki-lô-gam khoai tây là \(26500\) đồng, mỗi ki-lô-gam gạo là \(18000\) đồng, mỗi nải chuối là \(15000\) đồng. Hỏi mẹ Lan còn bao nhiêu tiền?
Giải
Số tiền mua \(2\) kg khoai tây là: \(2 . 26500 = 53000\) (đồng).
Số tiền mua \(5\) kg gạo là: \(5 . 18000 = 90000\) (đồng).
Số tiền mua \(2\) nải chuối là: \(2 . 15000 = 30000\) (đồng).
Tổng số tiền mà mẹ Lan đã tiêu là:
\(53000 + 90000 + 30000 = 173000\) (đồng).
Mẹ Lan còn lại số tiền là:
\(200000-173000=27000\) (đồng).
Vậy mẹ Lan còn \(27000\) đồng.
Ghi nhớ: Số tiền còn lại = Số tiền ban đầu \(-\) Số tiền đã tiêu.
\(\)
\(4\). Một người buôn vàng vào thời điểm giá vàng có nhiều biến động thất thường.
Ngày thứ nhất mua vào với giá \(55\text{ }300\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ hai bán ra với giá \(55\text{ }350\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ ba mua vào với giá \(55\text{ }400\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ tư bán ra với giá \(55\text{ }450\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ năm mua vào với giá \(55\text{ }500\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Ngày thứ sáu bán ra với giá \(55\text{ }550\text{ }000\) đồng / \(1\) lượng.
Sau \(6\) ngày, người đó được lãi hay lỗ bao tiền mỗi lượng.
Giải
Số tiền mua vào trong \(3\) ngày là:
\(55\text{ }300\text{ }000+55\text{ }400\text{ }000+55\text{ }500\text{ }000=166\text{ }200\text{ }000\) (đồng).
Số tiền bán ra trong \(3\) ngày là:
\(55\text{ }350\text{ }000+55\text{ }450\text{ }000+55\text{ }550\text{ }000=166\text{ }350\text{ }000\) (đồng).
Để biết người đó lãi hay lỗ ta lấy Tổng tiền bán – Tổng tiền mua.
Vì \(166\text{ }350\text{ }000-166\text{ }200\text{ }000=150\text{ }000\) (đồng) nên người đó đã lãi mỗi lượng \(150\text{ }000\) đồng.
Ghi nhớ: Tiền lãi = Tổng tiền bán – Tổng tiền mua (Kết quả là một số tự nhiên).
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên
Xem bài giải tiếp theo: Bài 4. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.