Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp

Bài 1. Tập hợp. Phần tử của tập hợp trang 7 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo

\(1\). Cho \(X\) là tập hợp các số lẻ vừa lớn hơn \(10\) vừa nhỏ hơn \(20\). Viết tập hợp \(X\) bằng hai cách.

Giải

Cách 1. Liệt kê các phần tử

\(X= \{ 11;13;15;17;19 \}\)

Cách 2. Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp

\(X=\{ x|x \text{ là số lẻ và } 11< x <20 \}\)

\(\)

\(2\). Cho \(Y=\{ x|x \text{ là số tự nhiên nhỏ hơn } 10 \text{ và chia hết cho } 3\}.\)

Trong các số \(3; 6; 9; 12\), số nào thuộc \(Y\) số nào không thuộc \(Y\)? Dùng kí hiệu để viết câu trả lời.

Giải

Các số tự nhiên nhỏ hơn \(10\) và chia hết cho \(3\) là \(0, 3, 6, 9\).

Do đó \(Y=\{0;3;6;9\}\).

Ta có \(3 \in Y\), \(6 \in Y\), \(9 \in Y\), \(12 \notin Y\).

\(\)

\(3\). Cho \(M\) là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “NHATRANG”. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai, khẳng định nào đúng?

(A) \(N \notin M\)                

(B) \(U \in M\)                

(C) \(T \in M\)                

(D) \(Q \in M\)

Giải

(A) Sai                

(B) Sai                

(C) Đúng                

(D) Sai

\(\)

\(4\). Cho \(M\) là tập hợp các chữ cái Tiếng Việt có mặt trong từ “NHATRANG”. Cách viết nào là đúng?

(A) \(M = \{\)N; H; A; T; R; A; N; G\(\}\)

(B) \(M = \{\)N; H; A; T; R; G\(\}\)

(C) \(M = \{\)N; H; A; T; R; N; G\(\}\)

(D) \(M = \{\)N; H; A; T; R\(\}\)

Giải

(A) Sai vì các phần tử N, A được liệt kê \(2\) lần

(B) Đúng

(C) Sai vì phần tử N được liệt kê \(2\) lần

(D) Sai vì thiếu chữ cái G

\(\)

\(5\). Dưới đây là danh sách tên các bạn thuộc Tổ \(1\) lớp \(6A\).

Bùi Chí Thanh

Lê Mai Lan

Nguyễn Đức Vân

Bạch Phương Trinh

Hoàng Ngọc Thanh

Đỗ Thị Dung

Nguyễn Lê Vân Anh

a) Viết tập hợp tên các bạn trong Tổ \(1\) có cùng họ.

b) Viết tập hợp các họ của các bạn trong Tổ \(1\).

\(\)
Giải

a)

Có \(2\) bạn cùng họ Nguyễn là: Nguyễn Đức Vân và Nguyễn Lê Vân Anh.

Do đó \(A = \{\) Nguyễn Đức Vân; Nguyễn Lê Vân Anh \(\}\).

\(\)
b)

Tổ \(1\) có \(7\) họ lần lượt là: Bùi, Lê, Nguyễn, Bạch, Hoàng, Đỗ, Nguyễn.

Vì có \(2\) bạn cùng họ Nguyễn nên tập hợp các họ của các bạn trong Tổ \(1\) là:

\(B = \{\) Bùi, Lê, Nguyễn, Bạch, Hoàng, Đỗ \(\}\).

\(\)

Xem bài giải tiếp theo: Bài 2. Tập hợp số tự nhiên. Ghi số tự nhiên

Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×