Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản sách bài tập Tin Học lớp 10 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Bài 4. Các kiểu dữ liệu số và câu lệnh vào – ra đơn giản.
Câu F18
Em hãy viết tiếp câu lệnh để nhận được chương trình giải phương trình bậc hai Ax2+ Bx + C = 0, biết rằng phương trình có hai nghiệm phân biệt.
A = float(input())
B = float(input())
C = float(input())
delta = B*B - 4*A*C
x1 = (-B + delta**(1/2))/(2*A)
print(x1)
...
Đáp án:
Câu lệnh còn khuyết là:
x2 = (- B - delta**(1/2))/(2*A)
print(x2)
Câu F19
Viết chương trình nhập vào một số thực x, đưa ra màn hình phần nguyên (bằng cách sử dụng hàm int (x)) và phần thập phân của x bằng cách thực hiện phép tính x – int(x)). Chạy chương trình với x = 3,14 và x = 28,09 để thử nghiệm và biết sai số khi làm việc với số thực.
Đáp án:
– Tham khảo chương trình sau:
x = float(input())
print(‘phần nguyên’, x)
print(‘phần thập phân’, x – int(x))
– Chạy chương trình với x = 3,14 và x = 28,09
Câu F20
Có hai siêu máy tính cùng hoạt động, máy thứ nhất hoạt động liên tiếp trong 5 ngày thì được tắt trong một ngày để bảo trì, sau ngày đó, máy tính này lại được bật để hoạt động lại. Tương tự như vậy, máy thứ hai hoạt động liên tiếp trong 8 ngày, sau đó được tắt trong một ngày để bảo trì trước khi tiếp tục làm việc. Hãy lập trình nhập vào giá trị của biến n và đưa ra màn hình trong n ngày liên tiếp có bao nhiêu ngày có ít nhất một máy hoạt động (cả hai máy cùng bật và hoạt động từ ngày đầu tiên trong chuỗi n ngày).
Ví dụ:
Input | Output |
n = 20 | 19 |
Đáp án:
Những ngày mà máy thứ nhất tắt là bội của (5 + 1). Tương tự, những ngày mà máy thứ hai tắt là bội của (8 + 1). Những ngày mà cả hai máy đều là bội của cả 6 và 9, do đó số ngày mà cả hai máy đều tắt là: n18. Số ngày mà ít nhất một máy bật là (n [n – [n18]) Tham khảo chương trình sau:
n = int(input())
print(n - n//18)
Câu F20
Một mảnh đất hình vuông có cạnh là 100 m. Hãy lập trình nhập vào giá trị hai biến a, b và đưa ra màn hình diện tích mảnh đất hình tam giác được tô màu (vùng D).
Input | Output |
10 10 | 950 |
Đáp án:
Diện tích vùng A là (a × b): 2, diện tích vùng B là ((100 – a) × 100): 2, diện tích vùng C là ((100 – b) × 100): 2, từ đó suy ra diện tích vùng D. Tham khảo chương trình sau:
a = float(input())
b = float(input())
A = (a * b)/2
B = ((100-a) * 100)/2
C = ((100-b) * 100)/2
print(100 * 100 - A - B - C)
Xem thêm các bài khác tại Giải Sách bài tập Tin học Lớp 10 – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.