Bài tập cuối chương trang \(85\) Sách giáo khoa Toán lớp \(11\) tập \(1\) Chân trời sáng tạo. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Chọn phương án đúng.
Bài \(1\). \(\lim{\displaystyle \frac{n + 3}{n^2}}\) bằng
\(A.\) \(1\).
\(B.\) \(0\).
\(C.\) \(3\).
\(D.\) \(2\).
Trả lời:
Ta có: \(\lim{\displaystyle \frac{n + 3}{n^2}} = \lim{\left(\displaystyle \frac{n}{n^2} + \displaystyle \frac{3}{n^2}\right)} = \lim{\displaystyle \frac{1}{n}} + \lim{\displaystyle \frac{3}{n^2}}\)
\(= 0 + 0 = 0\)
Chọn đáp án \(B\)
\(\)
Bài \(2\). Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn:
\(M = 1 + \displaystyle \frac{1}{4} + \displaystyle \frac{1}{4^2} + … + \displaystyle \frac{1}{4^n} + …\) bằng:
\(A.\) \(\displaystyle \frac{3}{4}\).
\(B.\) \(\displaystyle \frac{5}{4}\).
\(C.\) \(\displaystyle \frac{4}{3}\).
\(D.\) \(\displaystyle \frac{6}{5}\).
Trả lời:
Cấp số nhân có số hạng đầu là \(1\) và công bội \(q = \displaystyle \frac{1}{4}\)
Suy ra \(M = 1 + \displaystyle \frac{1}{4} + \displaystyle \frac{1}{4^2} + … + \displaystyle \frac{1}{4^n} + …\)
\(= \displaystyle \frac{1}{1 \ – \ \displaystyle \frac{1}{4}} = \displaystyle \frac{4}{3}\)
Chọn đáp án \(C\)
\(\)
Bài \(3\). \(\displaystyle \lim_{x \to 3} \frac{x^2 \ – \ 9}{x \ – \ 3}\) bằng:
\(A.\) \(0\).
\(B.\) \(6\).
\(C.\) \(3\).
\(D.\) \(1\).
Trả lời:
Ta có: \(\displaystyle \lim_{x \to 3} \frac{x^2 \ – \ 9}{x \ – \ 3} = \displaystyle \lim_{x \to 3} \frac{(x \ – \ 3)(x + 3)}{x \ – \ 3} = \lim_{x \to 3} (x + 3)\)
\( = 3 + 3 = 6\)
Chọn đáp án \(B\)
\(\)
Bài \(4\). Hàm số
\(f(x) = \begin{equation} \left\{\begin{array}{II}x^2 + 2x + m \quad \text{ khi } x \geq 2\\3 \quad \quad \quad \quad \text{ khi } x < 2\end{array} \right.\end{equation}\)
liên tục tại \(x = 2\) khi:
\(A.\) \(m = 3\)
\(B.\) \(m = 5\)
\(C.\) \(m = \ – \ 3\)
\(D.\) \(m = \ – \ 5\).
Trả lời:
Ta có: \(\lim\limits_{x \to 2^+} f(x) = \lim\limits_{x \to 2^+} x^2 + 2x + m\)
\(= 2^2 + 2. 2 + m = 8 + m\)
\(\lim\limits_{x \to 2^-} f(x) = \lim\limits_{x \to 2^-} 3 = 3\)
Hàm số \(f(x)\) liên tục tại \(x = 2\) khi và chỉ khi: \(m + 8 = 3\)
\(\Leftrightarrow m = \ – \ 5\)
Chọn đáp án \(D\)
\(\)
Bài \(5\). \(\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \frac{2x \ – \ 1}{x}\) bằng:
\(A.\) \(2\).
\(B.\) \(\ – \ 1\).
\(C.\) \(0\).
\(D.\) \(1\).
Trả lời:
\(\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \frac{2x \ – \ 1}{x} = \lim\limits_{x \to +\infty} \left(\displaystyle \frac{2x}{x} \ – \ \displaystyle \frac{1}{x}\right)\)
\(= \lim\limits_{x \to +\infty} \left(2 \ – \ \displaystyle \frac{1}{x}\right)\)
\(= 2 \ – \ \lim\limits_{x \to +\infty} \displaystyle \frac{1}{x} = 2 \ – \ 0 = 2\)
Chón đáp án \(A\)
\(\)
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài \(6\). Tìm các giới hạn sau:
\(a)\) \(\lim{\displaystyle \frac{3n \ – \ 1}{n}}\);
\(b)\) \(\lim{\displaystyle \frac{\sqrt{n^2 + 2}}{n}}\);
\(c)\) \(\lim{\displaystyle \frac{2}{3n + 1}}\);
\(d)\) \(\lim{\displaystyle \frac{(n + 1)(2n + 2)}{n^2}}\).
Trả lời:
\(a)\) \(\lim{\displaystyle \frac{3n \ – \ 1}{n}} = \lim{\left(3 \ – \ \displaystyle \frac{1}{n}\right)} = 3 \ – \ \lim{\displaystyle \frac{1}{n}}\)
\(= 3 \ – \ 0 = 3\)
\(b)\) \(\lim{\displaystyle \frac{\sqrt{n^2 + 2}}{n}} = \lim{\sqrt{\displaystyle \frac{n^2 + 2}{n^2}}} = \lim{\sqrt{1 + \displaystyle \frac{1}{n^2}}}\)
\(= \sqrt{1 + \lim{\displaystyle \frac{1}{n^2}}} = \sqrt{1 + 0} = 1\)
\(c)\) \(\lim{\displaystyle \frac{2}{3n + 1}} = \lim{\displaystyle \frac{\displaystyle \frac{2}{n}}{\displaystyle \frac{3n}{n} + \displaystyle \frac{1}{n}}} = \displaystyle \frac{\lim{\displaystyle \frac{2}{n}}}{3 + \lim{\displaystyle \frac{1}{n}}} \)
\(= \displaystyle \frac{0}{3 + 0} = 0\)
\(d)\) \(\lim{\displaystyle \frac{(n + 1)(2n + 2)}{n^2}} = \lim{\displaystyle \frac{2n^2 + 4n + 2}{n^2}}\)
\(= \lim{\left(2 + \displaystyle \frac{4}{n} + \displaystyle \frac{2}{n^2}\right)} = 2 + \lim{\displaystyle \frac{4}{n}} + \lim{\displaystyle \frac{2}{n^2}}\)
\( = 2 + 0 + 0 = 2\)
\(\)
Bài \(7\). Cho tam giác đều có cạnh bằng \(a\), gọi là tam giác \(H_1\). Nối các trung điểm của \(H_1\) để tạo thành tam giác \(H_2\). Tiếp theo nối các trung điểm của \(H_2\) để tạo thành tam giác \(H_3\) (Hình \(1\)). Cứ tiếp tục như vậy, nhận được dãy tam giác \(H_1, H_2, H_3, …\). Tính tổng chu vi và tổng diện tích các tam giác của dãy.
Trả lời:
Theo tính chất của tam giác đều, ta có các tam giác \(H_1, H_2, H_3, …\) lần lượt có cạnh là \(a, \displaystyle \frac{1}{2}a, \displaystyle \frac{1}{2^2}a, …\)
Khi đó tổng chu vi của các tam giác là:
\(C = 3a + 3. \displaystyle \frac{1}{2}.a + 3. \displaystyle \frac{1}{2^2}a + …\)
\(= 3a. \left(1 + \displaystyle \frac{1}{2} + \displaystyle \frac{1}{2^2} + … \right)\)
\(= 3a. \displaystyle \frac{1}{1 \ – \ \displaystyle \frac{1}{2}} = 6a\)
Tam giác \(H_1\) có cạnh \(a\) nên có chiều cao \(a.\displaystyle \frac{\sqrt{3}}{2}\). Diện tích của \(H_1\) là:
\(S_1 = \displaystyle \frac{1}{2}. a. a \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{2} = a^2 \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4}\)
Tam giác \(H_2\) có cạnh \(\displaystyle \frac{a}{2}\) nên có chiều cao \(\displaystyle \frac{a}{2}. \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{2} = a \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4}\). Diện tích của \(H_2\) là:
\(S_2 = \displaystyle \frac{1}{2}. \displaystyle \frac{a}{2}. a \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4} = \displaystyle \frac{1}{4}. a^2 \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4} = \displaystyle \frac{1}{4}. S_1\)
Tương tự, ta có diện tích \(H_3\) bằng:
\(S_3 = \displaystyle \frac{1}{4^2} S_1\)
Suy ra tổng diện tích các tam giác là:
\(S = S_1 + S_2 + S_3 +… \)
\(= a^2 \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4}. \left(1 + \displaystyle \frac{1}{4} + \displaystyle \frac{1}{4^2} + … \right)\)
\(= a^2 \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{4}. \displaystyle \frac{1}{1 \ – \ \displaystyle \frac{1}{4}} = a^2 \displaystyle \frac{\sqrt{3}}{3}\)
\(\)
Bài \(8\). Tìm các giới hạn sau:
\(a)\) \(\lim\limits_{x \to \ – \ 1}{3x^2 \ – \ x + 2}\);
\(b)\) \(\displaystyle \lim_{x \to 4} \frac{x^2 \ – \ 16}{x \ – \ 4}\);
\(c)\) \(\displaystyle \lim_{x \to 2} \frac{3 \ – \ \sqrt{x + 7}}{x \ – \ 2}\).
Trả lời:
\(a)\) \(\lim\limits_{x \to \ – \ 1} {3x^2 \ – \ x + 2} = 3. (\ – \ 1)^2 \ – \ (\ – \ 1) + 2 = 6\)
\(b)\) \(\lim\limits_{x \to 4} \displaystyle \frac{x^2 \ – \ 16}{x \ – \ 4} = \lim\limits_{x \to 4} \displaystyle \frac{(x \ – \ 4)(x + 4)}{x \ – \ 4}\)
\(= \lim\limits_{x \to 4} (x + 4) = 4 + 4 = 8\)
\(c)\) \(\lim\limits_{x \to 2} \displaystyle \frac{3 \ – \ \sqrt{x + 7}}{x \ – \ 2} = \lim\limits_{x \to 2} \displaystyle \frac{(3 \ – \ \sqrt{x + 7})(3 + \sqrt{x + 7})}{(x \ – \ 2)(3 + \sqrt{x + 7})}\)
\(= \lim\limits_{x \to 2} \displaystyle \frac{9 \ – \ (x + 7)}{(x \ – \ 2)(3 + \sqrt{x + 7})} = \lim\limits_{x \to 2} \displaystyle \frac{2 \ – \ x}{(x \ – \ 2)(3 + \sqrt{x + 7})}\)
\( = \lim\limits_{x \to 2} \displaystyle \frac{\ – \ 1}{3 + \sqrt{x + 7}}\)
\(= \displaystyle \frac{\ – \ 1}{3 + \sqrt{2 + 7}} = \displaystyle \frac{\ – \ 1}{6}\).
\(\)
Bài \(9\). Tìm các giới hạn sau:
\(a)\) \(\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \frac{\ – \ x + 2}{x + 1}\);
\(b)\) \(\displaystyle \lim_{x \to \ – \ \infty} \frac{x \ – \ 2}{x^2}\).
Trả lời:
\(a)\) \(\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \frac{\ – \ x + 2}{x + 1} = \lim_{x \to +\infty} \displaystyle \frac{\ – \ (x + 1) + 3}{x + 1}\)
\(= \lim\limits_{x \to +\infty} \left(\ – \ 1 + \displaystyle \frac{3}{x + 1}\right)\)
\(= \ – \ 1 + \displaystyle \lim_{x \to +\infty} \frac{3}{x + 1} = \ – \ 1 + 0 = \ – \ 1\)
\(b)\) \(\lim\limits_{x \to \ – \ \infty} \displaystyle \frac{x \ – \ 2}{x^2} = \lim\limits_{x \to \ – \ \infty} \left(\displaystyle \frac{x}{x^2} \ – \ \displaystyle \frac{2}{x^2}\right)\)
\(= \lim\limits_{x \to \ – \ \infty} \displaystyle \frac{1}{x} \ – \ \lim\limits_{x \to \ – \ \infty} \displaystyle \frac{2}{x^2} = 0 \ – \ 0 = 0\)
\(\)
Bài \(10\). Tìm các giới hạn sau:
\(a)\) \(\displaystyle \lim_{x \to 4^+} \frac{1}{x \ – \ 4}\);
\(b)\) \(\displaystyle \lim_{x \to 2^+} \frac{x}{2 \ – \ x}\).
Trả lời:
\(a)\) \(\lim\limits_{x \to 4^+} \displaystyle \frac{1}{x \ – \ 4} = + \infty\)
\(b)\) \(\lim\limits_{x \to 2^+} \displaystyle \frac{x}{2 \ – \ x} = \ – \ \infty\)
\(\)
Bài \(11\). Xét tính liên tục của hàm số:
\(f(x) = \begin{equation} \left\{\begin{array}{II}\sqrt{x + 4} \quad \text{ khi } x \geq 0\\2\cos{x} \quad \text{ khi } x < 0 \end{array} \right.\end{equation}\).
Trả lời:
Khi \(x \geq 0\) thì \(f(x) = \sqrt{x + 4}\) là hàm căn thức có tập xác định là \(( \ – \ 4; + \infty)\) nên suy ra \(f(x)\) liên tục trên khoảng \((0; +\infty)\)
Khi \(x < 0\) thì \(f(x) = 2 \cos{x}\) là hàm lượng giác có tập xác định \(\mathbb{R}\) nên \(f(x)\) liên tục trên khoảng \((\ – \ \infty; 0)\)
Xét \(\lim\limits_{x \to 0^+} f(x) = \lim\limits_{x \to 0^+} \sqrt{x + 4} = \sqrt{0 + 4} = 2\)
\(\lim\limits_{x \to 0^-} f(x) = \lim\limits_{x \to 0^-} 2\cos{x} = 2 \cos{0} = 2\)
Suy ra \(\lim\limits_{x \to 0} f(x) = f(0)\) hay hàm số \(f(x)\) liên tục tại \(x_0 = 0\)
Vậy hàm số \(f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\)
\(\)
Bài \(12\). Cho hàm số
\(f(x) = \begin{equation} \left\{\begin{array}{II}\displaystyle \frac{x^2 \ – \ 25}{x \ – \ 5} \quad \text{ khi } x \neq 5\\a \quad \quad \quad \quad \text{ khi }x = 5 \end{array} \right.\end{equation}\).
Tìm \(a\) để hàm số \(y = f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\)
Trả lời:
Khi \(x \neq 5\) ta có \(f(x) = \displaystyle \frac{x^2 \ – \ 25}{x \ – \ 5}\) là hàm phân thức nên \(f(x)\) liên tục trên các khoảng \((\ – \ \infty; 5) \cup (5; +\infty)\)
Đê hàm số \(f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) thì \(f(x)\) liên tục tại \(5\).
Hay \(\lim\limits_{x \to 5} f(x) = f(5)\)
Ta có \(\lim\limits_{x \to 5} \displaystyle \frac{x^2 \ – \ 25}{x \ – \ 5} = \lim\limits_{x \to 5} \displaystyle \frac{(x \ – \ 5)(x + 5)}{x \ – \ 5} = \lim\limits_{x \to 5} (x + 5)\)
\(= 5 + 5 = 10\)
Mà \(f(5) = a\)
Suy ra \(a = 10\)
Vậy với \(a = 10\) thì \(f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\)
\(\)
Bài \(13\). Trong một phòng thí nghiệm, nhiệt độ trong tủ sấy được điều khiển tăng từ \(10^o C\), mỗi phút tăng \(2^oC\) trong \(60\) phút, sau đó giảm mỗi phút \(3^oC\) trong \(40\) phút. Hàm số biểu thị nhiệt độ (tính theo \(^oC\)) trong tủ theo thời gian \(t\) (tính theo phút) có dạng:
\(T(t) = \begin{equation} \left\{\begin{array}{II}10 + 2t \quad \text{ khi } 0 \leq t \leq 60\\k \ – \ 3t \quad \text{ khi }60 < t \leq 100 \end{array} \right.\end{equation}\). (\(k\) là hằng số)
Biết rằng, \(T(t)\) là hàm liên tục trên tập xác định. Tìm giá trị của \(k\).
Trả lời:
Hàm số \(T(t)\) liên tục trên tập xác định nên \(T(t)\) liên tục tại \(t_0 = 60\)
\(\Leftrightarrow \lim\limits_{t \to 60} T(t) = T(60)\)
Xét \(\lim\limits_{t \to 60^-} T(t) = \lim\limits_{t \to 60^-} (10 + 2t) = 10 + 2. 60 = 130\)
\(\lim\limits_{t \to 60^+} T(t) = \lim\limits_{t \to 60^+} (k \ – \ 3t) = k \ – \ 180\)
\(T(60) = 10 + 2. 60 = 130\)
Hàm số \(T(t)\) liên tục tại \(t_0 = 60\) khi và chỉ khi: \(k \ – \ 180 = 130\)
\(\Leftrightarrow k = 310\)
Vậy \(k = 310\)
Bài tập cuối chương III Bài tập cuối chương III Bài tập cuối chương III Bài tập cuối chương III Bài tập cuối chương III
Xem bài giải trước: Bài 3 – Hàm số liên tục
Xem bài giải tiếp theo: Bài 1 – Điểm, đường thẳng và mặt phẳng trong không gian
Xem các bài giải khác: Giải bài tập SGK Toán Lớp 11 Chân trời sáng tạo
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Hạnh phúc đạt được khi bạn ngừng chờ đợi điều đó xảy ra và thực hiện các bước để biến nó thành hiện thực.