Bài tập cuối chương 4

Bài tập cuối chương 4 trang 89 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 1 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

A. CÂU HỎI (Trắc nghiệm)

1. Cho tam giác ABC có BC = 13 cm. E và F lần lượt là trung điểm của AB, AC. Độ dài EF bằng:

A. 13 cm.

B. 26 cm.

C. 6,5 cm.

D. 3 cm.

Giải

Trong \(\Delta ABC\) có E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC nên EF là đường trung bình của \(\Delta ABC.\)

Suy ra \(MN=\displaystyle\frac{1}{2}BC=\displaystyle\frac{1}{2}.13=6,5\ (cm)\) (tính chất đường trung bình của tam giác).

Chọn đáp án C.

\(\)

2. Độ dài x trong Hình 5.13 là

A. 20.

B. 50.

C. 12.

D. 30.

Giải

Ta có \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC},\) mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DE // BC.

Tam giác ABC có DE // BC nên theo Định lí Thalès ta có:

\(\displaystyle\frac{AD}{DB}=\displaystyle\frac{AE}{EC}\) hay \(\displaystyle\frac{12}{18}=\displaystyle\frac{x}{30}\) suy ra \(x=\displaystyle\frac{12.30}{18}=20.\)

Chọn đáp án A.

\(\)

3. Cho tam giác ABC cân tại B. Hai trung tuyến AM, BN cắt nhau tại G. Gọi I và K lần lượt là trung điểm của GB, GC. Khẳng định nào đúng?

A. MN = \(\displaystyle\frac{1}{2}\)AC.

B. BC = \(\displaystyle\frac{1}{2}\)IK.

C. MN > IK.

D. MN = IK.

Giải

Trong ∆ABC có M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC nên MN là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra MN = \(\displaystyle\frac{1}{2}\)AB (tính chất đường trung bình trong tam giác) (1)

Trong ∆BGC có I, K lần lượt là trung điểm của BG, BC nên IK là đường trung bình của ∆BGC.

Suy ra IK = \(\displaystyle\frac{1}{2}\)BC (tính chất đường trung bình trong tam giác) (2)

Mà tam giác ABC cân tại B nên BA = BC (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra MN = IK.

Chọn đáp án D.

\(\)

4. Cho hình thang ABCD (AB // DC), O là giao điểm của AC và BD. Xét các khẳng định sau:

\((1)\ \displaystyle\frac{OA}{OC}=\displaystyle\frac{OD}{OB};\)

\((2)\ OA.OD=OB.OC;\)

\((3)\ \displaystyle\frac{AO}{AC}=\displaystyle\frac{BO}{BD}.\)

Số khẳng định đúng là:

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Giải

Qua O kẻ OM // AB // CD (M ∈ AD).

Tam giác ADC có OM // CD nên theo định lí Thalès ta có:

\(\displaystyle\frac{OA}{OC}=\displaystyle\frac{MA}{MD};\ \displaystyle\frac{AO}{AC}=\displaystyle\frac{AM}{AD}\)

Tam giác ABD có OM // AB nên theo định lí Thalès ta có:

\(\displaystyle\frac{OB}{OD}=\displaystyle\frac{MA}{MD};\ \displaystyle\frac{BO}{BD}=\displaystyle\frac{AM}{AD}\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{OA}{OC}=\displaystyle\frac{OB}{OD}\) hay \(OA.OD = OB.OC\) và \(\displaystyle\frac{AO}{AC}=\displaystyle\frac{BO}{BD}\)

Do đó khẳng định (1) là sai và khẳng định (2), (3) là đúng.

Chọn đáp án C.

\(\)

5. Cho Hình 5.14, biết DE // AC. Độ dài x là

A. 5.

B. 7.

C. 6,5.

D. 6,25.

Giải

Tam giác ABC có DE // AC nên theo Định lí Thalès ta có:

\(\displaystyle\frac{BD}{DA}=\displaystyle\frac{BE}{EC}\) hay \(\displaystyle\frac{5}{2}=\displaystyle\frac{x}{2,5}\), suy ra \(x=\displaystyle\frac{5.2,5}{2}=6,25.\)

Chọn đáp án D.

\(\)

6. Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD và CE cắt nhau ở G. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của GB, GC. Biết AG = 4 cm, độ dài của EI, DK là

A. EI = DK = 3 cm.

B. El = 3 cm; DK = 2 cm.

C. EI = DK = 2 cm.

D. EI = 1 cm; DK = 2 cm.

Giải

Vì BD, CE là các đường trung tuyến của ∆ABC nên D là trung điểm của AC, E là trung điểm của AB.

Trong ∆ABG có E, I là trung điểm của AB, GB nên EI là đường trung bình của ∆ABG.

Suy ra \(EI=\displaystyle\frac{1}{2}AG\) (tính chất đường trung bình trong tam giác)

Do đó \(EI=\displaystyle\frac{1}{2}.4=2\ (cm).\)

Trong ∆ACG có D, K là trung điểm của AC, GC nên DK là đường trung bình của ∆ACG.

Suy ra \(DK=\displaystyle\frac{1}{2}AG\) (tính chất đường trung bình trong tam giác)

Do đó \(DK=\displaystyle\frac{1}{2}.4=2\ (cm).\)

Vậy \(EI = DK = 2\ cm.\)

Chọn đáp án C.

\(\)

7. Cho Hình 5.15, biết ED ⊥ AB, AC ⊥ AB. Khi đó, x có giá trị là

Giải

Ta có AB = AD + BD = 3 + 6 = 9.

Vì ED ⊥ AB, AC ⊥ AB nên DE // AC.

Trong ∆ABC có DE // AC nên theo định lí Thalès ta có:

\(\displaystyle\frac{BD}{BA}=\displaystyle\frac{BE}{BC}\) hay \(\displaystyle\frac{6}{9}=\displaystyle\frac{3x}{13,5}\) suy ra \(3x = 9.\)

Vậy \(x = 9 : 3 = 3.\)

Chọn đáp án C.

\(\)

8. Cho ∆ABC. Tia phân giác góc trong của góc A cắt BC tại D. Cho AB = 6, AC = x, BD = 9, BC = 21. Độ dài x bằng

A. 4.

B. 6.

C. 12.

D. 14.

Giải

Ta có: \(DC = BC-BD = 21-9 = 12.\)

Trong ∆ABC, AD là phân giác của \(\widehat{BAC}\) nên \(\displaystyle\frac{AB}{AC}=\displaystyle\frac{BD}{DC}\) hay \(\displaystyle\frac{6}{x}=\displaystyle\frac{9}{12},\) suy ra \(x=\displaystyle\frac{6.12}{9}=8.\)

Không có đáp án nào đúng do x = 8.

\(\)

9. Cho tam giác ABC có AD là tia phân giác của góc BAC. Biết AB = 3 cm, BD = 4 cm, CD = 6 cm. Độ dài AC bằng

A. 4 cm.

B. 5 cm.

C. 6 cm.

D. 4,5 cm.

Giải

Trong ∆ABC có AD là phân giác của góc BAC nên

\(\displaystyle\frac{AB}{AC}=\displaystyle\frac{DB}{DC}\) hay \(\displaystyle\frac{3}{AC}=\displaystyle\frac{4}{6},\) suy ra \(AC=\displaystyle\frac{3.6}{4}=4,5\ (cm).\)

Chọn đáp án D.

\(\)

10. Cho ∆ABC đều, cạnh 3 cm; M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Chu vi của tứ giác MNCB bằng

A. 8 cm.

B. 7,5 cm.

C. 6 cm.

D. 7 cm.

Giải

Trong ∆ABC có M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC nên MN là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra \(MN=\displaystyle\frac{1}{2}BC=\displaystyle\frac{1}{2}.3=1,5\ (cm)\)

Do tam giác ABC đều nên AB = AC = BC

Lại có M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC nên \(BM=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\displaystyle\frac{1}{2}AC=CN\)

\(⇒ BM=CN=\displaystyle\frac{1}{2}.3=1,5\ (cm).\)

Vậy chu vi của tứ giác BMNC là:

\(BM + MN + NC + BC\) \(= 1,5 + 1,5 + 1,5 + 3 = 7,5\ (cm).\)

Chọn đáp án B.

\(\)

11. Cho tam giác ABC có AB = 6 cm, AC = 8 cm, BC = 10 cm. Gọi H, I, K lần lượt là trung điểm của AB, BC, AC. Chu vi của tứ giác AHIK bằng

A. 7 cm.

B. 14 cm.

C. 24 cm.

D. 12 cm.

Giải

Vì K, H lần lượt là trung điểm của AB, AC nên \(AK = \displaystyle\frac{1}{2}AC = 4\ cm,\) \(AH = \displaystyle\frac{1}{2}AB = 3\ cm.\)

Trong ∆ABC có H, I lần lượt là trung điểm của AB và BC nên HI là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra \(HI = \displaystyle\frac{1}{2}AC=\displaystyle\frac{1}{2}.8 = 4\ (cm).\)

Trong ∆ABC có I, K lần lượt là trung điểm của BC và AC nên IK là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra \(IK=\displaystyle\frac{1}{2}AB=\displaystyle\frac{1}{2}.6=3\ (cm).\)

Chu vi tứ giác AHIK là: \(KI + HI + AH + AK\) \(= 3 + 4 + 3 + 4 = 14\ (cm).\)

Chọn đáp án B.

\(\)

12. Cho hình thoi ABCD có M là trung điểm AD, đường chéo AC cắt BM tại điểm E. (H.5.16)

Tỉ số \(\displaystyle\frac{EM}{EB}\) bằng

A. \(\displaystyle\frac{1}{3}.\)

B. \(2.\)

C. \(\displaystyle\frac{1}{2}.\)

D. \(\displaystyle\frac{2}{3}.\)

Giải

Do ABCD là hình thoi nên AC là phân giác của góc A.

Trong ∆ABM có AE là phân giác của \(\widehat{BAM}\) nên \(\displaystyle\frac{EM}{EB}=\displaystyle\frac{AM}{AB}\) (tính chất đường phân giác trong tam giác)

Mà M là trung điểm của AD nên \(AM=\displaystyle\frac{1}{2}AD=\displaystyle\frac{1}{2}AB\) (do ABCD là hình thoi nên AB = AD)

Suy ra \(\displaystyle\frac{EM}{EB}=\displaystyle\frac{\displaystyle\frac{1}{2}AB}{AB}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

Chọn đáp án C.

\(\)

B. BÀI TẬP

4.15. Cho tam giác ABC, điểm I nằm trong tam giác. Lấy điểm D trên IA, qua D kẻ đường thẳng song song với AB, cắt IB tại E. Qua E kẻ đường thẳng song song với BC, cắt IC tại F. Chứng minh rằng: DF // AC.

Giải

Trong ∆AID có DE // AB nên theo định lí Thalès, ta có: \(\displaystyle\frac{ID}{IA}=\displaystyle\frac{IE}{IB}.\)

Trong ∆IBC có EF // BC nên theo định lí Thalès, ta có: \(\displaystyle\frac{IE}{IB}=\displaystyle\frac{IF}{IC}.\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{ID}{IA}=\displaystyle\frac{IF}{IC}.\)

Trong ∆AIC có \(\displaystyle\frac{ID}{IA}=\displaystyle\frac{IF}{IC}\) nên DF // AC (định lí Thalès đảo).

\(\)

4.16. Cho tam giác ABC, các đường trung tuyến BD, CE. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của BE, CD. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của MN với BD và CE. Chứng minh MI = IK = KN.

Giải

Trong ∆ABC có D, E lần lượt là trung điểm của AC, AB nên ED là đường trung bình của ∆ABC.

Suy ra \(ED=\displaystyle\frac{1}{2}BC\) và ED // BC.

Ta có: E là trung điểm của AB nên \(AE=EB=\displaystyle\frac{1}{2}AB.\)

Mà M là trung điểm của EB nên \(EM=MB=\displaystyle\frac{1}{2}EB=\displaystyle\frac{1}{4}AB\) hay \(\displaystyle\frac{MB}{AB}=\displaystyle\frac{1}{4}.\)

Tương tự, ta cũng có \(NC=\displaystyle\frac{1}{4}AC\) hay \(\displaystyle\frac{NC}{AC}=\displaystyle\frac{1}{4}.\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{MB}{AB}=\displaystyle\frac{NC}{AC}\ \left(=\displaystyle\frac{1}{4}\right).\)

Xét ∆ABC có \(\displaystyle\frac{MB}{AB}=\displaystyle\frac{NC}{AC}\) nên MN // BC (định lí Thalès đảo).

Lại có ED // BC nên ED // MN // BC.

Xét ∆BDE có M là trung điểm của EB và MI // ED (do ED // MN)

Suy ra I là trung điểm của BD hay IB = ID

Khi đó MI là đường trung bình của DBDE nên \(MI=\displaystyle\frac{1}{2}ED.\)

Tương tự, trong ∆CDE ta cũng có \(KN=\displaystyle\frac{1}{2}ED,\) trong ∆BCE có \(MK=\displaystyle\frac{1}{2}BC.\)

Ta có \(IK=MK-MI=\displaystyle\frac{1}{2}BC-\displaystyle\frac{1}{2}ED\) \(=ED-\displaystyle\frac{1}{2}ED=\displaystyle\frac{1}{2}ED.\)

Do đó \(MI=IK=KN=\displaystyle\frac{1}{2}ED.\)

\(\)

4.17. Cho tam giác ABC cân tại A, các đường phân giác BD, CE (D ∈ AC, E ∈ AB). Chứng minh DE // BC.

Giải

Trong ∆ABC có BD là phân giác của \(\widehat{ABC}\) nên \(\displaystyle\frac{DA}{DC}=\displaystyle\frac{BA}{BC}\) (tính chất đường trung bình trong tam giác). (1)

Trong ∆ABC có CE là phân giác của \(\widehat{ACB}\) nên \(\displaystyle\frac{EA}{EB}=\displaystyle\frac{CA}{CB}\) (tính chất đường trung bình trong tam giác). (2)

Tam giác ABC cân tại A nên AB = AC (3)

Từ (1), (2), (3), suy ra: \(\displaystyle\frac{DA}{DC}=\displaystyle\frac{EA}{EB}.\)

Xét ∆ABC có \(\displaystyle\frac{DA}{DC}=\displaystyle\frac{EA}{EB},\) suy ra ED // BC (định lí Thalès đảo).

\(\)

4.18. Cho hình bình hành ABCD, điểm E thuộc cạnh AB (E khác A và B), điểm F thuộc cạnh AD (F khác A và D). Đường thẳng qua D song song với EF cắt AC tại I. Đường thẳng qua B song song với EF cắt AC tại K.

a) Chứng minh rằng: AI = CK.

b) Gọi N là giao điểm của EF và AC. Chứng minh rằng: \(\displaystyle\frac{AB}{AE}+\displaystyle\frac{AD}{AF}=\displaystyle\frac{AC}{AN}.\)

Giải

a) Ta có DI // EF và BK // EF nên EF // DI // BKDo DI // BK nên \(\widehat{CID}=\widehat{AKB}\) (so le trong)

Mà \(\widehat{AID}+\widehat{CID}=180^o;\) \(\widehat{CKB}+\widehat{AKB}=180^o.\)

Suy ra \(\widehat{AID}=\widehat{CKB}\) (1)

Do ABCD là hình bình hành nên AD = BC và AD // BC.

Suy ra \(\widehat{DAC}=\widehat{BCA}\) (so le trong) hay \(\widehat{DAI}=\widehat{BCK}\) (2)

Tam giác ADI có \(\widehat{AID}+\widehat{DAI}+\widehat{ADI}=180^o\) (3)

Tam giác CBK có \(\widehat{CKB}+\widehat{BCK}+\widehat{CBK}=180^o\) (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) suy ra \(\widehat{ADI}=\widehat{CBK}.\)

Hai tam giác ADI và CBK có:

\(\widehat{ADI}=\widehat{CBK}\) (cmt); AD = BC (cmt); \(\widehat{DAI}=\widehat{BCK}\) (cmt)

Do đó \(\Delta ADI = \Delta CBK\) (g.c.g).

Suy ra AI = CK (hai cạnh tương ứng).

b) Trong \(\Delta ABK\) có NE // BK nên \(\displaystyle\frac{AB}{AE}=\displaystyle\frac{AK}{AN}\) (định lí Thalès).

Trong \(\Delta ADI\) có FN // DI nên \(\displaystyle\frac{AD}{AF}=\displaystyle\frac{AI}{AN}\) (định lí Thalès),

Mà AI = CK (câu a) nên \(\displaystyle\frac{AD}{AF}=\displaystyle\frac{CK}{AN}.\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{AB}{AE}+\displaystyle\frac{AD}{AF}=\displaystyle\frac{AK}{AN}+\displaystyle\frac{CK}{AN}\) \(=\displaystyle\frac{AK+CK}{AN}=\displaystyle\frac{AC}{AN}.\)

\(\)

4.19. Cho góc xOy nhọn. Trên cạnh Ox lấy điểm N, trên cạnh Oy lấy điểm M. Gọi I là một điểm trên đoạn thẳng MN. Qua I kẻ đường thẳng song song với Ox cắt Oy tại A (A khác M và N) và đường thẳng song song với Oy cắt Ox ở B. Chứng minh rằng: \(\displaystyle\frac{MA}{MO}+\displaystyle\frac{NB}{NO}=1.\)

Giải

Xét ∆OMN có AI // ON nên \(\displaystyle\frac{MA}{MO}=\displaystyle\frac{MI}{MN}\) (định lí Thalès);

Và IB // MO nên \(\displaystyle\frac{NB}{NO}=\displaystyle\frac{NI}{NM}\) (định lí Thalès).

Suy ra \(\displaystyle\frac{MA}{MO}+\displaystyle\frac{NB}{NO}=\displaystyle\frac{MI}{MN}+\displaystyle\frac{NI}{NM}\) \(=\displaystyle\frac{MI+NI}{MN}=\displaystyle\frac{MN}{MN}=1.\)

\(\)

4.20. Cho hình bình hành ABCD, AC cắt BD tại O. Đường phân giác góc A cắt BD tại M, đường phân giác D cắt AC tại N. Chứng minh MN // AD.

Giải

Trong ∆ABD có AM là phân giác của góc \(\widehat{BAD}\) nên \(\displaystyle\frac{AB}{AD}=\displaystyle\frac{MB}{MD}.\)

Tương tự: \(\displaystyle\frac{DC}{DA}=\displaystyle\frac{NC}{NA}\) mà AB = DC (do ABCD là hình bình hành) suy ra \(\displaystyle\frac{MB}{MD}=\displaystyle\frac{NC}{NA}.\)

Từ đó, ta có: \(\displaystyle\frac{MB}{MD}+1=\displaystyle\frac{NC}{NA}+1\) hay \(\displaystyle\frac{MB+MD}{MD}=\displaystyle\frac{NC+NA}{NA}.\)

Suy ra \(\displaystyle\frac{BD}{MB}=\displaystyle\frac{AC}{NA}\) (1)

Mà ABCD là hình bình hành nên 2 đường chéo AC và BD cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường, suy ra BD = 2DO, AC = 2AO (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\displaystyle\frac{2DO}{DM}=\displaystyle\frac{2AO}{AN}\) hay \(\displaystyle\frac{Do}{DM}=\displaystyle\frac{AO}{AN}.\)

Xét ∆OAD có \(\displaystyle\frac{DO}{DM}=\displaystyle\frac{AO}{AN}\) nên MN // AD (định lí Thalès đảo).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 17. Tính chất đường phân giác của tam giác

Xem bài giải tiếp theo: Bài 18. Thu thập và phân loại dữ liệu

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x