Chương 7 – Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng trang 103 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 2 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.
1. Trong Hình 94, đường thẳng CD là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Chứng minh \(\widehat{CAD} =\widehat{CBD}.\)
Giải
Ta có CD là đường trung trực của AB nên CA = CB và DA = DB.
Do đó tam giác ABC cân tại C (vì CA = CB), tam giác DAB cân tại D (vì DA = DB).
Suy ra \(\widehat{CAB} =\widehat{CBA};\ \widehat{DAB} =\widehat{DBA}.\)
Mà \(\widehat{CAD}=\widehat{CAB}-\widehat{DAB};\) \(\widehat{CBD}=\widehat{CBA}-\widehat{DBA}\)
Vậy \(\widehat{CAD} =\widehat{CBD}.\)
\(\)
2. Trong Hình 95, đường thẳng a là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.
Chứng minh:
a) \(AB // CD;\)
b) \(∆MNC = ∆MND;\)
c) \(\widehat{AMD} = \widehat{BMC};\)
d) \(AD = BC,\ \widehat{A} = \widehat{B};\)
e) \(\widehat{ADC} = \widehat{BCD}.\)
Giải
a) Do a là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD nên a ⊥ AB và a ⊥ CD.
Do đó AB // CD.
b) Xét hai tam gíac vuông MNC và có:
MN là cạnh chung;
NC = ND (giả thiết);
Do đó \(∆MNC = ∆MND\) (hai cạnh góc vuông).
c) Do \(∆MNC = ∆MND\) (hai cạnh góc vuông) nên \(\widehat{MCN} = \widehat{MDN}\) (hai góc tương ứng)
Do AM // DN nên \(\widehat{AMD} = \widehat{MDN}\) (hai góc so le trong).
Do BM // CN nên \(\widehat{BMC} = \widehat{MCN}\) (hai góc so le trong).
Do đó \(\widehat{AMD} = \widehat{BMC}\)
d) Do \(∆MNC = ∆MND\) (hai cạnh góc vuông) nên MC = MD (hai cạnh tương ứng).
Xét ∆AMD và ∆BMC có:
AM = BM (giả thiết).
\(\widehat{AMD} = \widehat{BMC}\) (chứng minh trên).
MD = MC (chứng minh trên).
Do đó \(∆AMD = ∆BMC\) (c.g.c).
Suy ra AD = BC (hai cạnh tương ứng); \(\widehat{MAD} = \widehat{MBC}\) (hai góc tương ứng).
Vậy AD = BC và \(\widehat{A} = \widehat{B}.\)
e) Do \(∆AMD = ∆BMC\) (c.g.c) nên \(\widehat{AMD} = \widehat{BMC}\) (hai góc tương ứng).
Mà \(\widehat{MDN} = \widehat{MCN}\) nên \(\widehat{ADM} + \widehat{MDN} = \widehat{BCM} + \widehat{MCN}\) hay \(\widehat{ADC} = \widehat{BCD}.\)
\(\)
3. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Gọi a và b lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng AB và BC. Chứng minh rằng a // b.
Giải
a, b lần lượt là đường trung trực của đoạn thẳng AB, BC nên a ⊥ AB tại trung điểm của AB, b ⊥ BC tại trung điểm của BC.
Do A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa A và C nên trung điểm của đoạn thẳng AB và trung điểm của đoạn thẳng BC không trùng nhau.
Vậy a // b.
\(\)
4. Cho đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Điểm M không thuộc đường thẳng d và đoạn thẳng AB sao cho đường thẳng d cắt đoạn thẳng MB tại điểm I. Chứng minh:
a) MB = AI + IM;
b) MA < MB.
Giải
a) Đường thẳng d cắt MB tại I nên I thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Do đó AI = BI.
Khi đó MB = BI + IM = AI + IM.
Vậy MB = AI + IM.
b) Xét trong tam giác AIM có AI + IM > MA.
Mà AI + IM = MB nên MB > MA.
Vậy MB > MA.
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên
Xem bài giải tiếp theo: Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech