Bài 8. Mẫu số liệu ghép nhóm

Bài \(8\). Mẫu số liệu ghép nhóm trang \(58\) SGK Toán lớp \(11\) tập \(1\) Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau:

Bài \(3.1\). Trong các mẫu số liệu sau, mẫu nào là mẫu số liệu ghép nhóm? Đọc và giải thích mẫu số liệu ghép nhóm đó.
\(a)\) Số tiền mà sinh viên chi cho thanh toán cước điện thoại trong tháng.

\(b)\) Thống kê nhiệt độ tại một địa điểm trong \(40\) ngày, ta có bảng số liệu sau:

Trả lời:

Cả hai mẫu số liệu đã cho đều là mẫu số liệu ghép nhóm.

\(a)\) Phân tích mẫu số liệu:

Có \(5\) sinh viên chi dưới \(50\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

Có \(12\) sinh viên chi từ \(50\) đến dưới \(100\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

Có \(23\) sinh viên chi từ \(100\) đến dưới \(150\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

Có \(17\) sinh viên chi từ \(150\) đến dưới \(200\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

Có \(3\) sinh viên chi từ \(200\) đến dưới \(250\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

Như vậy, đa số sinh viên chi từ \(100\) đến dưới \(150\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng và có ít sinh viên chi trên \(200\) nghìn đồng cho việc thanh toán cước điện thoại trong tháng.

\(b)\) Phân tích mẫu số liệu:

Có \(7\) ngày có nhiệt độ từ \(19^oC\) đến dưới \(22^oC\).

Có \(15\) ngày có nhiệt độ từ \(22^o\) đến dưới \(25^oC\).

Có \(12\) ngày có nhiệt độ từ \(25^oC\) đến dưới \(28^oC\).

Có \(6\) ngày có nhiệt độ từ \(28^oC\) đến dưới \(31^oC\).

Như vậy, đa số các ngày có nhiệt độ trong khoảng từ \(22^oC\) đến dưới \(25^oC\) và có ít ngày có nhiệt độ trong khoảng từ \(28^oC\) đến dưới \(31^oC\)

\(\)

Bài \(3.2\). Số sản phẩm một công nhân làm được trong một ngày được cho như sau:

Hãy chuyển mẫu số liệu sang dạng ghép nhóm với sáu nhóm có độ dài bằng nhau.

Trả lời:

Giá trị nhỏ nhất là: \(5\)

Giá trị lớn nhất là: \(54\)

\(\Rightarrow\) Khoảng biến thiên là: \(54 \ – \ 5 = 49\).

Để chia thành \(6\) nhóm với độ dài bằng nhau thì ta lấy điểm đầu mút trái của nhóm đầu tiên là \(3\) và điểm đầu mút phải của nhóm cuối là \(57\) với độ dài mỗi nhóm là \(9\).

Ta được mẫu số liệu ghép nhóm như sau:

\(\)

Bài \(3.3\). Thời gian ra sân (giờ) của một số cựu cầu thủ ở giải ngoại hạng Anh qua các thời kì được cho như sau:

Hãy chuyển mẫu số liệu trên sang dạng ghép nhóm với bảy nhóm có độ dài bằng nhau.

Trả lời:

Giá trị lớn nhất là: \(653\)

Giá trị nhỏ nhất là: \(492\)

Khoảng biến thiên là: \(653 \ – \ 492 = 161\)

Để chia thành \(7\) nhóm có độ dài bằng nhau, ta lấy điểm đầu mút trái của nhóm đầu tiên là \(492\) và lấy điểm đầu mút của nhóm cuối cùng là \(653\) với độ dài mỗi nhóm là \(23\).

Ta có mẫu số liệu ghép nhóm sau:

Bài 8. Mẫu số liệu ghép Bài 8. Mẫu số liệu ghép

Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương II
Xem giải bài tiếp theo: Bài 9 – Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
Xem các bài giải khác:
Giải bài tập SGK Toán Lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×