Bài 67: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính trang 22 VBT toán lớp 3 tập 2 Cánh Diều.
1: a) Viết tên hình tròn và các bán kính của mỗi hình sau (theo mẫu):
b) Viết tên hình tròn và đường kính của mỗi hình sau (theo mẫu):
Lời giải:
a) Ta điền vào chỗ chấm như sau:
b) Ta điền vào chỗ chấm như sau:
2: a) Cho hình tròn tâm O có độ dài đường kính bằng 8 cm. Tính độ dài bán kính của hình tròn đó.
……………………………………………
b) Cho hình tròn tâm O có độ dài bán kính bằng 5 cm. Tính độ dài đường kính của hình tròn đó.
……………………………………………
Lời giải:
Trong một đường tròn, độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính
a) Độ dài bán kính của hình tròn đó là:
8 : 2 = 4 (cm)
b) Độ dài đường kính của hình tròn đó là:
5 × 2 = 10 (cm)
3: Thực hành: Xác định tâm của một hình tròn.
Lời giải:
Để xác định tâm của một hình tròn bằng giấy em làm các bước sau như hình vẽ trên:
Em gấp mảnh giấy hình tròn làm đôi.
Em tiếp tục gập đôi thêm 1 lần nữa.
Điểm chính giữa của hai nếp gấp chính là tâm của hình tròn.
4: Theo em, đường kính của mỗi bánh xe trong hình dưới đây là bao nhiêu xăng-ti-mét?
Trả lời: ……………………………………………………………………
Lời giải:
Ta có mỗi ô vuông có độ dài 5 cm.
Quan sát hình, em đếm được:
Đường kính của bánh xe lớn có độ dài bằng độ dài của 10 ô vuông: 10 × 5 = 50 cm.
Đường kính của bánh xe nhỏ có độ dài bằng độ dài của 8 ô vuông: 8 × 5 = 40 (cm).
Vậy em trả lời: Đường kính của bánh xe lớn là 50 cm; đường kính của bánh xe nhỏ là 40 cm.
Xem bài giải trước: Bài 66: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
Xem bài giải tiếp theo: Bài 68: Vẽ trang trí hình tròn
Xem bài giải khác: Giải VBT Toán Lớp 3 Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!