Chương 6 – Bài 5: Phép chia đa thức một biến trang 67 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 2 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.
Tính (từ Bài 1 đén Bài 4):
1. a) \((4x^3):(-2x^2);\)
b) \((-7x^2):(6x);\)
c) \((-14x^4) : (-8x^3).\)
Giải
a) \((4x^3) : (-2x^2) = [4 : (-2)] . (x^3 : x^2)\) \(= (-2).x^{3-2} = −2x.\)
b) \((-7x^2) : (6x) = (-7 : 6) . (x^2 : x)\) \(= \displaystyle\frac{-7}{6}x^{2-1}=\displaystyle\frac{-7}{6}x.\)
c) \((14x^4) : (-8x^3) = [(-14) : (-8)] . (x^4 : x^3)\) \(=\displaystyle\frac{-14}{8}x^{4-3} =\displaystyle\frac{-7}{4}x.\)
\(\)
2. a) \((8x^3 + 2x^2 – 6x) : (4x);\)
b) \((5x^3 – 4x) : (-2x);\)
c) \((-15x^6 – 24x^3) : (-3x^2).\)
Giải
a) \((8x^3 + 2x^2 – 6x) : (4x)\)
\(= (8x^3 : 4x) + (2x^2 : 4x) – (6x : 4x)\)
\(=2x^2+\displaystyle\frac{1}{2}x-\displaystyle\frac{3}{2}.\)
b) \((5x^3 – 4x) : (-2x)\)
\(= [5x^3 : (-2x)] – [4x : (-2x)]\)
\(=\displaystyle\frac{-5}{2}x^2+2\)
c) \((-15x^6 – 24x^3) : (-3x^2)\)
\(= [(-15x^6) : (-3x^2)] – [24x^3 : (-3x^2)]\)
\(= 5x^4 + 8x.\)
\(\)
3. a) \((x^2 – 2x + 1) : (x – 1);\)
b) \((x^3 + 2x^2 + x) : (x^2 + x);\)
c) \((-16x^4 + 1) : (-4x^2 + 1);\)
d) \((-32x^5 + 1) : (-2x + 1).\)
Giải
a)
Vậy \((x^2 – 2x + 1) : (x – 1) = x – 1.\)
b)
Vậy \((x^3 + 2x^2 + x) : (x^2 + x) = x + 1.\)
c)
Vậy \((-16x^4 + 1) : (-4x^2 + 1) = 4x^2 + 1.\)
d)
Vậy \((-32x^5 + 1) : (-2x + 1)\) \(= 16x^4 + 8x^3 + 4x^2 + 2x + 1.\)
\(\)
4. a) \((6x^2 – 2x + 1) : (3x – 1);\)
b) \((27x^3 + x^2 – x + 1) : (-2x + 1);\)
c) \((8x^3 + 2x^2 + x) : (2x^3 + x + 1);\)
d) \((3x^4 + 8x^3 – 2x^2 + x + 1) : (3x + 1).\)
Giải
a)
Vậy \((6x^2 – 2x + 1) : (3x – 1) = 2x\) (dư \(1\)).
b)
Vậy \((27x^3 + x^2 – x + 1) : (- 2x + 1)\) \(= \displaystyle\frac{-27}{2}x^2 – \displaystyle\frac{29}{4}x – \displaystyle\frac{25}{8}\) \(\left(\text{dư}\ \displaystyle\frac{33}{8}\right).\)
c)
Vậy \((8x^3 + 2x^2 + x) : (2x^3 + x + 1) = 4\) (dư \(2x^2 -3x – 4\)).
d)
Vậy \((3x^4 + 8x^3 – 2x^2 + x + 1) : (3x + 1)\) \(= x^3 + \displaystyle\frac{7}{3}x^2 – \displaystyle\frac{13}{9}x +\displaystyle\frac{22}{27}\) \(\left(\text{dư} \displaystyle\frac{5}{27}\right).\)
\(\)
5. Một công ty sau khi tăng giá 30 nghìn đồng mỗi sản phẩm so với giá ban đầu là \(2x\) (nghìn đồng) thì có doanh thu là \(6x^2 + 170x + 1\ 200\) (nghìn đồng). Tính số sản phẩm mà công ty đó đã bán được theo \(x.\)
Giải
Giá tiền mỗi sản phẩm sau khi tăng giá 30 nghìn đồng là \(2x+30\) (nghìn đồng).
Sau khi tăng giá thì công ty có doanh thu là \(6x^2+170x+1\ 200\) (nghìn đồng). Vậy số sản phẩm mà công ty đó đã bán được theo x là:
Vậy công ty đó đã bán được \(3x + 40\) sản phẩm.
\(\)
6. Một hình hộp chữ nhật có thể tích là \(x^3 + 6x^2 + 11x + 6\ (cm^3).\) Biết đáy là hình chữ nhật có các kích thước là \(x + 1\ (cm)\) và \(x + 2\ (cm).\) Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó theo \(x.\)
Giải
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\((x + 1).(x + 2)\)
\(= x.x + x.2 + 1.x + 1.2\)
\(= x^2 + 2x + x + 2\)
\(= x^2 + 3x + 2\ (cm^2).\)
Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là \(x + 3\ cm.\)
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 6
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech