Chương 2 – Bài 5: Làm quen với số thập phân vô hạn tuần hoàn trang 22 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 1 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống.
2.1. Trong các số thập phân sau, số nào là số thập phân hữu hạn? Số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
\(0,1; -1,(23); 11,2(3); -6,725.\)
Giải
Các số thập phân hữu hạn là: 0,1; 6,725.
Các số thập phân vô hạn tuần hoàn là: -1,(23); 11,2(3).
\(\)
2.2. Sử dụng chu kì, hãy viết gọn số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,010101…
Giải
Số 0,010101… thì số 01 được lặp lại mãi nên chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn này là 01.
Ta có: 0,010101…. = 0,(01).
\(\)
2.3. Tìm chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) và làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm.
Giải
Ta có: 3,2(31) = 3,2313131…
Chữ số thập phân thứ năm của số 3,2(31) là số 1
Làm tròn số 3,2(31) đến chữ số thập phân thứ năm: 0,2(31) \(\approx\) 3,23131.
\(\)
2.4. Số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, … sau dấu phẩy) có phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn hay không?
Giải
Ta thấy số 0,1010010001000010… (viết liên tiếp các số 10, 100, 1 000, 10 000, … sau dấu phẩy) ta không tìm được chu kì của số này.
Do đó số 0,1010010001000010… không phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\)
2.5. Làm tròn số 3,14159…
a) đến chữ số thập phân thứ ba;
b) với độ chính xác 0,005.
Giải
a) Làm tròn số 3,14159… đến chữ số thập phân thứ ba là: 3,142.
b) Làm tròn số 3,14159… với độ chính xác 0,005, ta làm tròn số đến hàng phần trăm, được kết quả là: 3,14.
\(\)
Xem bài giải trước: Bài tập cuối chương I
Xem bài giải tiếp theo: Bài 6: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập SGK Toán Lớp 7 – NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech