Bài 42: Ôn tập biểu thức số trang 116 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
Tiết 1
Đề bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) 731 – 680 + 19
b) 63 x 2 : 7
c) 14 x 6 – 29
d) 348 + 84 : 6
Hướng dẫn giải:
a) 731 – 680 + 19 = 51 + 19
= 70
b) 63 x 2 : 7 = 126 : 7
= 18
c) 14 x 6 – 29 = 84 – 29
= 55
d) 348 + 84 : 6 = 348 + 14
= 362
Đề bài 2: Mỗi bao gạo cân nặng 30 kg, mỗi bao ngô cân nặng 45 kg. Hỏi 3 bao gạo và 1 bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Hướng dẫn giải:
Bài giải
3 bao gạo cân nặng số ki-lô-gam là:
30 x 3 = 90 (kg)
3 bao gạo và 1 bao ngô cân nặng số ki-lô-gam là:
90 + 45 = 135 (kg)
Đáp số: 135 kg
Đề bài 3: Những biểu thức nào dưới đây có giá trị lớn hơn 80?
Hướng dẫn giải:
Em tính giá trị các biểu thức:
Biểu thức A: 30 x 2 + 20 = 60 + 20
= 80
Biểu thức B: 50 + 100 : 2 = 50 + 50
= 100
Biểu thức C: 60 : 3 + 70 = 20 + 70
= 90
Biểu thức D: 30 + 40 x 2 = 30 + 80
= 110
Biểu thức E: 20 x 5 – 30 = 100 – 30
= 70
So sánh giá trị các biểu thức với 80.
Ta có những biểu thức có giá trị lớn hơn 80 là B, C, D.
Đề bài 4: Đố em!
Chọn dấu phép tính “+; -” thích hợp thay cho dấu “?”
5 \(\fbox{ ? }\) 5 \(\fbox{ ? }\) 5 = 5
Hướng dẫn giải:
Tính nhẩm giá trị biểu thức với các dấu +, –
Ta điền như sau:
5 \(\fbox{ + }\) 5 \(\fbox{ – }\) 5 = 5
Hoặc
5 \(\fbox{ – }\) 5 \(\fbox{ + }\) 5 = 5
Tiết 2
Đề bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) 182 – (96 – 54)
b) 7 x (48 : 6)
Hướng dẫn giải:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
a) 182 – (96 – 54) = 182 – 42
= 140
b) 7 x (48 : 6) = 7 x 8
= 56
Đề bài 2: Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức dưới đây:
Hướng dẫn giải:
Tính giá trị của mỗi biểu thức:
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
4 x (54 – 44) = 4 x 10
= 40
(33 + 67) : 2 = 100 : 2
= 50
(25 + 45) x 3 = 70 x 3
= 210
52 + 24 x 2 = 52 + 48
= 100
Ta chọn như sau:
Đề bài 3: Tính giá trị của biểu thức:
a) 27 + 34 + 66
b) 7 x 5 x 2
Hướng dẫn giải:
Nhóm hai số có tổng hoặc tích là số tròn chục, tròn trăm.
Thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
a) 27 + 34 + 66 = 27 + (34 + 66)
= 27 + 100
= 127
b) 7 x 5 x 2 = 7 x (5 x 2)
= 7 x 10
= 70
Đề bài 4: Người ta đóng 288 bánh xe ô tô vào các hộp, mỗi hộp 4 bánh xe. Sau đó đóng các hộp vào các thùng, mỗi thùng 8 hộp. Hỏi người ta đóng được bao nhiêu thùng bánh xe ô tô như vậy?
Hướng dẫn giải:
Số hộp đóng được = Số bánh xe ô tô : Số bánh xe trong mỗi hộp
Số thùng bánh xe = Số hộp đóng được: Số hộp bánh xe trong mỗi thùng
Bài giải
Số hộp bánh xe đóng được là:
288 : 4 = 72 (hộp)
Người ta đóng được số thùng bánh xe ô tô là:
72 : 8 = 9 (thùng)
Đáp số: 9 thùng
Đề bài 5: Đố em!
Chọn dấu phép tính “+, -, x, :” thích hợp thay cho dấu ? để được biểu thức có giá trị bé nhất.
6 x (6 \(\fbox{ ? }\) 6)
Hướng dẫn giải:
Tính nhẩm rồi chọn dấu +, -, x, : để được biểu thức có giá trị bé nhất.
Biểu thức có giá trị nhỏ nhất bằng 0 khi ta điền dấu trừ.
6 x (6 \(\fbox{ – }\) 6)
Xem bài giải trước: Bài 41: Ôn tập phép nhân, phép chia trong phạm vi 100, 1000
Xem bài giải tiếp theo: Bài 43: Ôn tập hình học và đo lường
Xem các bài giải khác: Giải SGK Toán Lớp 3 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!