Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu SBT

Tạo và sử dụng biểu mẫu SBT Tin học Lớp 11 định hướng tin học ứng dụng trang 63 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề FICT. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Thực hành tạo và khai thác hệ cơ sở dữ liệu. Bài 4. Tạo và sử dụng biểu mẫu.

Câu FICT22

Hãy cho biết có những loại biểu mẫu nào và mô tả ngắn gọn từng loại.

Đáp án:

Biểu mẫu một bản ghi: Tại một thời điểm, nó hiển thị một bản ghi, tức là một hàng trong bảng CSDL.

Biểu mẫu nhiều bản ghi: Hiển thị nhiều bản ghi cùng một lúc, nhìn tương tự như một phần của bảng dữ liệu.

Biểu mẫu tách đôi: Vùng hiển thị chia làm hai phần, một nửa hiển thị một bản ghi, nửa còn lại hiển thị nhiều bản ghi. Có sự đồng bộ nội dung giữa hai phần.

Biểu mẫu có kết buộc: Các mục dữ liệu hiển thị trong biểu mẫu kết buộc trực tiếp với các trường trong bảng CSDL; dùng để nhập, chỉnh sửa, xem dữ liệu.

Biểu mẫu không kết buộc: Dùng để điều hướng trong ứng dụng.

Câu FICT23

Biểu mẫu một bản ghi thường hiển thị dưới dạng hai cột: cột trái thường là các tên trường dữ liệu, cột phải là các ô dữ liệu.

1) Có thể sửa đổi các tên ở cột trái được không? Việc này tác động đến CSDL như thế nào?

2) Có thể sửa đổi dữ liệu trong ô ở cột phải được không? Việc này tác động đến CSDL như thế nào?

Đáp án:

1) Có thể sửa đổi các tên ở cột trái vì nó chỉ là nhãn gợi ý người dùng về nội dung dữ liệu trong ô kề bên phải. Việc này không có tác động gì đến CSDL.

2) Có thể sửa đổi dữ liệu trong ô ở cột phải. Nhưng nó làm thay đổi dữ liệu trong bảng cơ sở bên dưới.

Câu FICT24

Hãy nêu các bước thao tác để:

1) Tạo biểu mẫu nhiều bản ghi.

2) Tạo biểu tách đôi.

Đáp án:

1) Tạo biểu mẫu nhiều bản ghi: Nháy chuột chọn Create\More Forms\Multiple Items.

2) Tạo biểu tách đôi: Nháy chuột chọn Create\More Forms\Split Form.

Câu FICT25

Khi nào thì cần sử dụng trình trợ thuật tạo biểu mẫu Form Wizard để làm biểu mẫu?

Đáp án:

Các trường hợp cần dùng Form Wizard để tạo biểu mẫu:

– Chỉ chọn một số trường trong bảng CSDL.

– Chọn nối dữ liệu theo liên kết tham chiếu khoá ngoài.

– Tạo biểu mẫu tách đôi, đồng bộ hoá.

Câu FICT26

Hãy chọn câu trả lời đúng. Nguồn dữ liệu cho biểu mẫu có thể là:

1) Bảng dữ liệu.

2) Truy vấn.

3) Đáp án 1 hoặc 2.

4) Cả 1 và 2.

Đáp án: Các trường hợp đúng: 1, 2, 4.

Câu FICT27

Khi nào thì nên tạo biểu mẫu dựa trên kết quả truy vấn thay vì trên một bảng dữ liệu

Đáp án:

Khi bảng dữ liệu có rất nhiều bản ghi và ta chỉ muốn lọc để xem, để cập nhật dữ liệu đối với các bản ghi thoả mãn một số điều kiện cho trước.

Câu FICT28

Hãy tạo biểu mẫu một bản ghi có tất cả các trường dữ liệu từ bảng Học sinh bằng hai cách dưới đây; mô tả từng bước thao tác theo tuần tự so sánh kết quả nhận được khác nhau như thế nào.

1) Tạo nhanh biểu mẫu dựa trên một bảng.

2) Sử dụng trình trợ thuật Form Wizard.

Đáp án:

1) Tạo nhanh biểu mẫu dựa trên một bảng:

– Mở (hoặc đánh dấu chọn) bảng Học sinh.

– Nháy chuột chọn Create\Form.

2) Các bước thao tác:

– Nháy chuột chọn Create\Form Wizard để mở hộp thoại.

– Chọn nguồn dữ liệu là bảng Học sinh.

– Chọn lấy tất cả các trường dữ liệu sang Selected Fields: nháy dấu mũi tên kép >>.

– Nháy Finish.

Kết quả biểu mẫu thứ hai theo thao tác 2 sẽ có hộp dữ liệu dài ngắn khác nhau tuỳ theo độ dài kiểu dữ liệu mỗi trường như đã thiết lập. Biểu mẫu thứ nhất có các hộp dữ liệu cùng độ dài (trừ kiểu dữ liệu Yes/No,…).

Câu FICT29

Khi có kết quả kiểm tra một môn học nào đó, cần nhập dữ liệu vào bảng Điểm. Hãy tạo một biểu mẫu nhiều bản ghi để làm việc này.

Đáp án:

Thao tác theo các bước sau:

1) Mở bảng Điểm trong vùng làm việc.

2) Nháy chuột chọn Create\More Forms\Multiple Items.

3) Ghi lưu với tên Nhập Điểm.

Câu FICT30

Tạo biểu mẫu tách đôi đồng bộ hoá, nửa trên hiển thị thông tin về một bạn đọc, nửa dưới hiển thị các giao dịch mượn – trả sách của bạn đọc đó.

Đáp án:

Thao tác các bước sau:

1) Nháy chuột Create\Form Wizard.

2) Chọn bảng Bạn đọc, chọn các trường dữ liệu chuyển sang Selected Fields.

3) Chọn bảng Mượn-Trả, chọn các trường dữ liệu chuyển sang Selected Fileds.

4) Chọn Next, chọn “Form with subform(s)” để tạo biểu mẫu tách đôi, đồng bộ hoá.

5) Ghi lưu, ví dụ với tên Bandoc_Muontra.

Câu FICT31

Những kiểu dữ liệu nào thì có thể nhập dữ liệu chỉ bằng thao tác với chuột máy tính? Hãy mô tả cách làm.

Đáp án:

– Nhập dữ liệu ảnh: kiểu dữ liệu đính kèm tập tin, chọn bằng chuột như khi đính kèm theo email.

– Nhập dữ liệu Lookup: chọn bằng chuột trong danh sách thả xuống.

– Nhập dữ liệu Date/time: chọn bằng chuột trong tờ lịch nổi lên.

– Nhập dữ liệu Yes/No: chọn bằng chuột trong ô kiểm (checkbox).

Câu FICT32*

Giả sử đã có biểu mẫu Bạn đọc với nguồn dữ liệu từ bảng có tên BanDoc. Theo em, nếu đổi tên bảng từ BanDoc thành Bạn đọc thì những kết luận sau đây đúng hay sai? Thử làm và kiểm tra lại.

1) Không đổi tên được vì trùng với tên Bạn đọc của biểu mẫu.

2) Đổi tên được nhưng biểu mẫu sẽ không dùng được nữa vì bảng dữ liệu nguồn đã có tên khác.

Đáp án:

1) Sai. Đổi tên được vì đây là hai đối tượng khác nhau, không vi phạm quy định về đặt tên.

2) Sai. Biểu mẫu vẫn hoạt động bình thường. Có thể kiểm tra để thấy rằng Access đã tự động thay đổi tên nguồn dữ liệu cho biểu mẫu bằng cách sau:

– Mở biểu mẫu trong khung nhìn thiết kế.

– Nháy nút lệnh Property Sheet để mở hộp thoại Property Sheet.

– Nháy chọn Data, trong hộp này sẽ thấy mục Record source: Bạn đọc.

Xem các bài giải khác tại Giải sách bài tập tin học lớp 11 Tin học ứng dụng – Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x