Chương 6 – Bài 4: Phép nhân đa thức một biến trang 59 sách giáo khoa toán lớp 7 tập 2 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.
1. Tính:
a) \(\displaystyle\frac{1}{2}x^2.\displaystyle\frac{6}{5}x^3;\)
b) \(y^2\left(\displaystyle\frac{5}{7}y^3-2y^2+0,25\right);\)
c) \((2x^2 + x + 4)(x^2-x-1);\)
d) \((3x-4)(2x + 1)-(x-2)(6x + 3).\)
Giải
a) \(\displaystyle\frac{1}{2}x^2.\displaystyle\frac{6}{5}x^3=\displaystyle\frac{1}{2}.\displaystyle\frac{6}{5}.x^2.x^3=\displaystyle\frac{3}{5}x^5.\)
b) \(y^2\left(\displaystyle\frac{5}{7}y^3-2y^2+0,25\right)\)
\(=y^2.\displaystyle\frac{5}{7}y^3-y^2.2y^2+y^2.0,25\)
\(=\displaystyle\frac{5}{7}y^5-2y^4+0,25y^2.\)
c) \((2x^2 + x + 4)(x^2-x-1)\)
\(= 2x^2 . x^2-2x^2 . x-2x^2 . 1 + x . x^2-x . x-x . 1 + 4 . x^2-4 . x-4 . 1\)
\(= 2x^4-2x^3-2x^2 + x^3-x^2-x + 4x^2-4x-4\)
\(= 2x^4 + (-2x^3 + x^3) + (-2x^2-x^2+ 4x^2)+ (-x-4x)-4\)
\(= 2x^4-x^3 + x^2-5x – 4.\)
d) \((3x-4)(2x + 1)-(x-2)(6x + 3)\)
\(= (3x . 2x + 3x . 1-4 . 2x-4 . 1)-(x . 6x + x . 3-2 . 6x-2 . 3)\)
\(= 6x^2 + 3x-8x-4-(6x^2 + 3x-12x – 6)\)
\(= 6x^2 + 3x-8x-4-6x^2-3x + 12x + 6\)
\(= (6x^2-6x^2) + (3x-8x-3x + 12x) + 6-4\)
\(= 4x + 2.\)
\(\)
2. Tìm bậc, hệ số cao nhất và hệ số tự do của mỗi đa thức sau:
a) \(P(x) = (-2x^2-3x + x-1)(3x^2-x-2);\)
b) \(Q(x) = (x^5-5)(-2x^6-x^3 + 3).\)
Giải
a) \(P(x) = (-2x^2-3x + x-1)(3x^2-x-2)\)
\(= (-2x^2-2x-1)(3x^2-x-2)\)
\(=-2x^2.3x^2-(-2x^2).x-(-2x^2).2-2x.3x^2-2x.(-x)\) \(-2x.(-2)-1.3x^2-1.(-x)-1.(-2)\)
\(=-6x^4 + 2x^3 + 4x^2-6x^3 + 2x^2 + 4x-3x^2 + x + 2\)
\(=-6x^4 + (2x^3-6x^3) + (4x^2 + 2x^2-3x^2) + (4x + x) + 2\)
\(=-6x^4-4x^3 + 3x^2 + 5x + 2.\)
Vậy đa thức P(x) có bậc là \(4,\) hệ số cao nhất là \(-6\) và hệ số tự do là \(2.\)
b) \(Q(x) = (x^5-5)(-2x^6-x^3 + 3)\)
\(= x^5 . (-2x^6)-x^5 . x^3 + x^5 . 3-5 . (-2x^6)-5 . (-x^3)-5 . 3\)
\(=-2x^{11}-x^8 + 10x^6 + 3x^5 + 5x^3-15.\)
Vậy đa thức Q(x) có bậc là \(11,\) hệ số cao nhất là \(-2\) và hệ số tự do là \(-15.\)
\(\)
3. Xét đa thức \(P(x) = x^2(x^2 + x + 1)-3x(x-a) + \displaystyle\frac{1}{4}\) (với a là một số).
a) Thu gọn đa thức P(x) rồi sắp xếp đa thức đó theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm a sao cho tổng các hệ số của đa thức P(x) bằng \(\displaystyle\frac{5}{2}.\)
Giải
\(P(x) = x^2(x^2 + x + 1)-3x(x-a) + \displaystyle\frac{1}{4}\)
\(= x^4 + x^3 + x^2-(3x^2-3ax) + \displaystyle\frac{1}{4}\)
\(= x^4 + x^3 + x^2-3x^2 + 3ax + \displaystyle\frac{1}{4}\)
\(= x^4 + x^3-2x^2 + 3ax + \displaystyle\frac{1}{4}.\)
b) Các hệ số có trong đa thức P(x) là: \(1;\ 1;\ -2;\ 3a;\ \displaystyle\frac{1}{4}.\)
Tổng các hệ số của đa thức P(x) bằng \(\displaystyle\frac{5}{2}\) nên:
\(1 + 1 + (-2) + 3a + \displaystyle\frac{1}{4} = \displaystyle\frac{5}{2}\)
\(3a + \displaystyle\frac{1}{4} =\displaystyle\frac{5}{2}\)
\(3a = \displaystyle\frac{9}{4}\)
\(a = \displaystyle\frac{3}{4}.\)
\(\)
4. Từ tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 20 cm và 30 cm, bạn Quân cắt đi ở mỗi góc của tấm bìa một hình vuông sao cho bốn hình vuông bị cắt đi có cùng độ dài cạnh, sau đó gấp lại để tạo thành hình hộp chữ nhật không nắp (Hình 5). Viết đa thức biểu diễn thể tích của hình hộp chữ nhật được tạo thành theo độ dài cạnh của hình vuông bị cắt đi.
Giải
Gọi độ dài cạnh của hình vuông bị cắt đi là \(x\ (cm).\)
Chiều dài của hình chữ nhật sau khi cắt đi \(2\) hình vuông là \(30-2x\ (cm).\)
Chiều rộng của hình chữ nhật sau khi cắt đi \(2\) hình vuông là \(20-2x\ (cm).\)
Thể tích của hình hộp chữ nhật đó là:
\(x(30-2x)(20-2x)\)
\(=(30x-2x^2)(20-2x)\)
\(=600x-60x^2-40x^2+4x^3\)
\(4x^3-100x^2+600x\ (cm^3).\)
\(\)
5. Bạn Hạnh bảo với bạn Ngọc:
“-Nếu bạn lấy tuổi của một người bất kì cộng thêm 5;
-Được bao nhiêu đem nhân với 2;
-Lấy kết quả đó cộng với 10;
-Nhân kết quả vừa tìm được với 5;
-Đọc kết quả cuối cùng sau khi trừ đi 100. Mình sẽ đoán được tuổi của người đó.”
Em hãy sử dụng kiến thức nhân đa thức để giải thích vì sao bạn Hạnh lại đoán được tuổi người đó.
Giải
Gọi tuổi của một người là \(x\) (tuổi).
-Lấy tuổi của người đó cộng thêm \(5\) ta có: \(x + 5.\)
-Được bao nhiêu đem nhân với \(2\) ta có: \((x + 5).2 = 2x + 10.\)
-Lấy kết quả đó cộng với \(10\) ta có: \(2x + 10 + 10 = 2x + 20.\)
-Nhân kết quả vừa tìm được với \(5\) ta có: \((2x + 20).5 = 10x + 100.\)
-Lấy kết quả trừ đi \(100\) ta có: \(10x + 100-100 = 10x.\)
Vậy kết quả cuối cùng bằng \(10\) lần tuổi của người đó. Đó là lí do vì sao bạn Hạnh lại đoán được tuổi của người đó.
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Phép chia đa thức một biến
Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 7 Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech