Bài 4: Làm tròn và ước lượng

Chương 2 – Bài 4: Làm tròn và ước lượng trang 49 sách bài tập toán lớp 7 tập 1 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

29. Theo thống kê tính đến tháng 12 năm 2021 của NapoleonCat (công cụ đo lường các chỉ số mạng xã hội), tổng số người dùng Facebook tại Việt Nam là 80 595 300 người, tăng 9 055 300 người so với số người dùng Facebook tính đến tháng 12 năm 2020.

a) Làm tròn số chỉ số người dùng Facebook tính đến tháng 12 năm 2021 đến hàng triệu.

b) Tính số người dùng Facebook tính đến tháng 12 năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng triệu).

Giải

a) Số người dùng Facebook tính đến tháng 12 năm 2021 là 80 595 300 người. Làm tròn đến hàng triệu, ta được: 80 595 300 ≈ 81 000 000.

b) Số người dùng Facebook tính đến tháng 12 năm 2020 là:

80 595 300 – 9 055 300 = 71 540 000 (người).

Làm tròn đến hàng triệu, ta được: 71 540 000 ≈ 72 000 000.

\(\)

30. Tìm số tự nhiên lớn nhất và số tự nhiên nhỏ nhất sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 83 000.

Giải

Số tự nhiên lớn nhất sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 83 000 là: 83 499.

Số tự nhiên nhỏ nhất sau khi làm tròn đến hàng nghìn cho kết quả là 83 000 là: 82 500.

\(\)

31. a) Làm tròn số 76 648 với độ chính xác 50.

b) Làm tròn số 893,453 với độ chính xác 0,05.

c) Làm tròn số -9 051,1379 với độ chính xác 0,005.

Giải

a) Làm tròn số 76 648 với độ chính xác 50 tức là làm tròn số 76 648 đến hàng trăm.

Số 76 648 đến hàng trăm làm tròn đến hàng trăm ta được số 76 600.

b) Làm tròn số 893,453 với độ chính xác 0,05 tức là làm tròn số 893,453 đến hàng phần mười.

Số 893,453 đến hàng phần mười ta được số 893,5.

c) Làm tròn số -9 051,1379 với độ chính xác 0,005 tức là làm tròn số -9 051,1379 đến hàng phần trăm.

Số -9 051,1379 đến hàng phần trăm ta được số-9 051,14.

\(\)

32. Làm tròn số 11,345679 với độ chính xác d trong mỗi trường hợp sau:

a) d = 0,5;

b) d = 0,05;

c*) d = 0,00005.

Giải

a) Làm tròn số 11,345679 với độ chính xác d = 0,5 tức là làm tròn số 11,345679 đến hàng đơn vị.

Làm tròn số 11,345679 đến hàng đơn vị ta được số 11.

b) Làm tròn số 11,345679 với độ chính xác d = 0,05 tức là làm tròn số 11,345679 đến hàng phần mười.

Làm tròn số 11,345679 đến hàng phần mười ta được số 11,3.

c*) Làm tròn số 11,345679 với độ chính xác d = 0,00005 tức là làm tròn số 11,345679 đến hàng phần chục nghìn.

Làm tròn số 11,345679 đến hàng phần chục nghìn ta được số 11,3457.

\(\)

33. Diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân năm 2021 trên cả nước đạt 3 006,7 nghìn ha và bằng 99,438% diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân năm 2020.

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Tính tổng diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân của cả hai năm 2020 và 2021 (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

Giải

Diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân năm 2020 là:

\(3\ 006,7 : 99,438\% = 3\ 023,6931… ≈ 3\ 023,7\) (ha).

Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ đông xuân của cả hai năm 2020 và 2021 là:

\(3\ 023,7 + 3\ 006,7 = 6\ 030,4\) (ha).

\(\)

34. Parker Solar là tàu vũ trụ mang sứ mệnh nghiên cứu Mặt Trời. Ngày 29/4/2021, Parker Solar bay qua lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời với vận tốc 532 000 km/h.

(Nguồn:https://vnexpress.net/tau-nasa-tro-thanh-vat-the-nhan-tao-nhanh-nhat-lich-su)

Bạn Bình chuyển đổi vận tốc trên về đơn vị mét/giây được kết quả là 147 777,(7) m/s.

a) Bạn Vân nói rằng “Parker Solar bay qua lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời với vận tốc 147 778 m/s.” Số liệu đó đã được làm tròn đến hàng nào?

b) Tính tỉ số phần trăm giữa vận tốc Parker Solar được bạn Vân làm tròn và vận tốc ánh sáng (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm), biết rằng vận tốc ánh sáng là 299 792 458 m/s.

Giải

a) Bạn Vân đã làm tròn số \(147 777,(7)\) đến hàng đơn vị.

b) Tỉ số phần trăm giữa vận tốc Parker Solar được bạn Vân làm tròn và vận tốc ánh sáng là:

\(\displaystyle\frac{147777,(7)}{299792458}.100\%=0,04929…\%.\)

Số \(0,04929…\%\) làm tròn đến hàng phần trăm ta được số \(0,05\%.\)

\(\)

35. a) Làm tròn mỗi số thập phân vô hạn sau đến hàng phần mười:

456,91(3); 13,141567890123… .

b) Làm tròn mỗi số thập phân vô hạn sau đến hàng phần nghìn:

6,76(87); 987,41485075432… .

Giải

a) Ta có \(456,91(3) = 456,913333…\)

Do chữ số hàng phần trăm là \(1 < 5\) nên \(456,91(3) = 456,913333… ≈ 456,9.\)

Do chữ số hàng phần trăm là \(4 < 5\) nên \(13,141567890123… ≈ 13,1.\)

b) Ta có \(6,76(87) = 6,76878787…\)

Do chữ số hàng chục nghìn là \(7 > 5\) nên \(6,76(87) = 6,76878787… ≈ 6,769.\)

Do chữ số hàng chục nghìn là \(8 > 5\) nên \(987,41485075432… ≈ 987,415.\)

\(\)

36. Chỉ số khối cơ thể thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index, làm một tỉ số cho phép đánh giá thể trạng của một người là gầy, bình thường hay béo. Chỉ số khối cơ thể của một người được tính theo công thức sau: \(BMI=\displaystyle\frac{m}{h^2},\) trong đó m là khối lượng cơ thể tính theo ki-lô-gam, h là chiều cao tính theo mét.

Kết quả (cân nặng, chiều cao) của bốn học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh lớp 7A (độ tuổi 13) được cho trong Bảng 3.

Tính chỉ số BMI của từng học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).

b) Biểu đồ ở Hình 5 cho ta đánh giá thể trạng của học sinh lớp 7 (độ tuổi 13) theo BMI như sau:

• BMI < 15,2: Thiếu cân;

• 15,2 ≤ BMI < 22,7: Sức khỏe dinh dưỡng tốt;

• 22,7 ≤ BMI < 27,2: Nguy cơ béo phì;

• 27,2 ≤ BMI: Béo phì.

Nhận xét thể trạng (thiếu cân, sức khỏe dinh dưỡng tốt, nguy cơ béo phì, béo phì) của mỗi học sinh Đạt, Hà, Nam, Linh.

Giải

a) Chỉ số BMI của bạn Đạt là \(\displaystyle\frac{44}{1,55^2}=18,3142…≈18,3.\)

Tương tự chỉ số BMI của ba bạn Hà, Nam, Linh lần lượt là: \(23,8;\ 18,6;\ 14,6.\)

b) Dựa vào đánh giá thể trạng của học sinh lớp \(7\) (độ tuổi \(13\)), ta có:

• Bạn Đạt có sức khỏe dinh dưỡng tốt;

• Bạn Hà có nguy cơ béo phì;

• Bạn Nam bị béo phì;

• Bạn Linh bị thiếu cân.

\(\)

37. Gọi \(a=\underbrace{777…777}_{\text{27 chữ số 7}}:15\) Tìm chữ số hàng đơn vị của b, biết b là kết quả làm tròn đến hàng đơn vị của a.

Giải

Gọi \(a=\underbrace{777…777}_{\text{27 chữ số 7}}.\) Khi đó, \(a = c : 15 = c : 3 : 5 = (c : 3) .  = (c : 3) . 0,2.\)

Tổng các chữ số của \(c\) là \(27 . 7,\) mà \(27\) chia hết cho \(3\) nên tổng các chữ số của \(c\) chia hết cho \(3\) tức là \(c\) chia hết cho \(3.\)

Chữ số tận cùng của \(c\) là \(7\) không chia hết cho \(3\) mà \(c\) chia hết cho \(3\) nên trong phép chia của \(c\) cho \(3\) thì số cuối cùng chia hết cho \(3\) phải là \(27.\)

Suy ra chữ số cuối cùng (cũng chính là chữ số hàng đơn vị) của thương phép chia \(c\) cho \(3\) là \(9.\)

Ta có \(9 . 0,2 = 1,8\) nên \(a\) có chữ số hàng đơn vị là \(1\) và chữ số hàng phần mười là \(8.\)

Suy ra khi làm tròn số \(a\) đến hàng đơn vị thì chữ số hàng đơn vị là \(2.\)

Vậy chữ số hàng đơn vị của \(b\) là \(2.\)

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực

Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Tỉ lệ thức

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x