Bài 4. Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số SBT

Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số SBT trang 12 Tin Học lớp 8 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 3. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Bài 4. Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

Câu 4.1

Hoạt động nào sau đây có thể khiến việc sử dụng công nghệ số vi phạm đạo đức, pháp luật hoặc thiếu văn hoá?

A. Sử dụng máy tính để soạn thảo đơn xin việc.

B. Vẽ biểu đồ cho bài tập toán bằng phần mềm bảng tính.

C. Truy cập mạng xã hội xem tin tức và viết bình luận.

D. Mở phần mềm calculator để tính kết quả một phép tính luỹ thừa.

Đáp án: phương án C.

Các phương án còn lại là các thao tác thực hiện các công việc trên các phần mềm ứng dụng.

Câu 4.2

Sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện hành động nào sau đây vi phạm đạo đức, pháp luật?

A. Hỏi bài bạn thông qua mạng Zalo.

B. Gọi điện thoại hỏi thăm ông bà.

C. Chụp ảnh món ăn mới nấu.

D. Quay video ở địa điểm có biển cấm quay phim, chụp ảnh để khoe với bạn bè.

Đáp án: phương án D.

Hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật là quay video ở địa điểm có biển cấm quay phim.

Câu 4.3

Hành động nào sau đây là biểu hiện vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hoá?

A. Chụp ảnh chú chó nhỏ nhà em.

B. Chụp ảnh trong phòng trưng bày ở bảo tàng, nơi có biển không cho phép chụp ảnh.

C. Chụp phong cảnh đường phố.

D. Chụp ảnh hiệu sách em thường mua để gửi cho bạn.

Đáp án: phương án B.

Hành vi vi phạm đạo đức, thiếu văn hoá là chụp ảnh trong phòng trưng bày ở bảo tàng, nơi có biển không cho phép chụp ảnh.

Câu 4.4

Khi soạn bài trình chiếu môn Khoa học tự nhiên, bạn Linh sử dụng một số hình ảnh tải về từ Internet nhưng không ghi nguồn. Theo em, việc đó có vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá không?

Đáp án:

Nếu chỉ để làm bài tập thì không vi phạm pháp luật.

Nếu sử dụng với mục đích để kinh doanh hoặc ghi mình là tác giả thì vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, các em nên ghi rõ nguồn với mọi mục đích sử dụng.

Câu 4.5

Chú Bình tạo video quảng cáo món ăn của nhà mình để đưa lên Facebook nhưng sử dụng hình ảnh của người khác. Điều này có vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá không?

Đáp án:

Có. Việc quảng cáo không vi phạm nhưng sử dụng hình ảnh của người khác là vi phạm đạo đức, không trung thực và vi phạm bản quyền.

Câu 4.6

Việc nào sau đây là thích hợp khi em cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để làm bài tập?

A. Sử dụng và không cần làm gì.

B. Sử dụng và ghi rõ nguồn.

C. Xin phép chủ sở hữu rồi mới sử dụng.

D. Mua bản quyền để sử dụng.

Đáp án: Phương án B.

Trong trường hợp chỉ với mục đích làm bài tập thì nên ghi rõ nguồn.

Trong các trường hợp sử dụng với mục đích khác thì phải liên hệ xin phép tác giả, chủ sở hữu để được phép sử dụng và phải mua bản quyền nếu cần thiết.

Câu 4.7

Việc nào sau đây là thích hợp khi một người cần sử dụng một hình ảnh trên Internet để in vào cuốn sách của mình?

A. Sử dụng và không cần làm gì.

B. Sử dụng và ghi rõ nguồn.

C. Xin phép tác giả, chủ sở hữu hoặc mua bản quyền trước khi sử dụng.

D. Xin phép trang web đã đăng hình ảnh đó.

Đáp án: Phương án C.

Khi sử dụng thông tin của người khác với mục đích kinh doanh hoặc

công bố,… thì cần xin hoặc mua bản quyền để sử dụng. Trang web đăng thông tin chưa chắc đã có bản quyền của thông tin đó.

Câu 4.8

Hành động nào sau đây không vi phạm đạo đức, pháp luật và văn hoá?

A. Bạn Hoài đăng một mẫu thơ của nhà thơ nổi tiếng và ghi tác giả là mình.

B. Bình luận với các từ ngữ phản cảm trên Facebook.

C. Tải về một hình ảnh từ Internet để minh hoạ cho bài tập môn Khoa học tự nhiên.

D. Chép một đoạn văn trên Internet vào bài tập làm văn.

Đáp án: phương án C. Chỉ để làm bài tập thì không vi phạm pháp luật.

Câu 4.9

Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống sau?

a) Chú em sử dụng phần mềm bẻ khoá.

b) Bạn em chia sẻ trên Facebook đường liên kết đến đoạn video quay các bạn học sinh trong trường đánh nhau.

c) Người thân vào trang đánh bạc trực tuyến.

d) Bạn em chụp lén một bạn cùng lớp rồi đăng lên mạng kèm lời khen mà bạn bị chụp lén không biết.

Đáp án:

a) Chú em đã vi phạm bản quyền. Em nên khuyên chú chỉ nên sử dụng phần mềm có bản quyền hoặc phần mềm miễn phí có chức năng tương tự.

b) Khuyên bạn không nên chia sẻ vì điều đó không đem lại điều tích cực cho cuộc sống.

c) Em biết đó là hành động không tốt, vì vậy em nên khuyên người đó dừng lại.

d) Nếu tự ý sử dụng hình ảnh của người khác mà không được họ đồng ý hoặc hình ảnh sử dụng không phải là hình ảnh lấy từ các hoạt động công cộng thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu toà án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu huỷ, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lí khác. Việc sử dụng hình ảnh người khác không xin phép, nếu chứng minh được vì lợi ích của Quốc gia, của dân tộc,… hoặc lấy hình ảnh từ các hoạt động công cộng mà không gây ra tồn hại đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của những người có hình ảnh thì không bị kiện.

Câu 4.10

Em chụp một bức hình rất đẹp và khoe với mọi người. Một thời gian sau, em thấy bức hình đó được đăng ở một trang web với tên tác giả là bạn em. Khi đó em sẽ làm gì?

A. Liên lạc với bạn và yêu cầu ghi đúng nguồn.

B. Không làm gì cả.

C. Báo cáo với thầy cô giáo và người lớn.

D. Nói với tất cả mọi người về điều đó.

Đáp án: Phương án A. Tốt nhất là nên nói với bạn và để bạn tự giải quyết.

Câu 4.11

Nối mối cụm từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B để được một câu chỉ hành động không vi phạm đạo đức, pháp luật và thiếu văn hoá.

Đáp án:

1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a.

Hoặc 1 – a; 2 – c; 3 – d; 4 – b.

Câu 4.12

Sửa các câu sau để được một hành động không vi phạm đạo đức, pháp luật hay thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.

a) Chia sẻ thông tin mua bán thuốc lá điện tử.

b) Tạo bài viết mới chia sẻ kinh nghiệm học tập có sử dụng từ ngữ phản cảm không phù hợp với học sinh.

c) Chia sẻ video bạo lực học đường.

d) Tham gia trang web cá cược bóng đá.

Đáp án:

Ví dụ một phương án sửa như sau:

a) Không chia sẻ thông tin mua bán thuốc lá điện tử.

b) Tạo bài viết mới chia sẻ kinh nghiệm học tập không sử dụng từ ngữ phản cảm không phù hợp với học sinh.

c) Không chia sẻ video bạo lực học đường.

d) Không tham gia trang web cá cược bóng đá.

Câu 4.13

Em hãy tạo bài trình chiếu để hướng dẫn các bạn không vi phạm đạo đức, pháp luật và không có biểu hiện thiếu văn hoá khi chia sẻ thông tin, đăng bài viết và sử dụng hình ảnh trên Internet.

Đáp án:

Gợi ý:

Xem các bài giải khác tại Giải Bài tập SBT Tin Học Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×