Bài 4: Biểu thức chứa chữ trang 14 Vở bài tập toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
Tiết 1
Đề bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) 20 x (a + 6) với a = 3
b) 120 – 72 : b với b = 6
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
a) Với a = 3 thì:
20 x (a + 6) = 20 x (3 + 6) = 20 x 9 = 180
b) Với b = 6 thì:
120 – 72 : b = 120 – 72 : 6 = 120 – 12 = 108
Đề bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm chỗ cho thích hợp.
Chu vi P của hình vuông có cạnh a được tính theo công thức: P = a x 4
– Chu vi của hình vuông với a = 6m là P = ….. x 4 = ….. m
– Chu vi của hình vuông với a = 7dm là P = …………………
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị của chữ vào công thức tính chu vi ta được:
– Chu vi của hình vuông với a = 6 m là P = 6 x 4 = 24 m
– Chu vi của hình vuông với a = 7dm là P = 7 x 4 = 28 dm
Đề bài 3: a) Nối giá trị của biểu thức 35 + 5 x a (cột bên trái) với kết quả thích hợp (cột bên phải).
b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Với giá trị nào của a nêu ở trên thì biểu thức 35 + 5 x a có giá trị lớn nhất?
A. a = 1
B. a = 3
C. a = 8
D. a = 4
Hướng dẫn giải:
a) Thay giá trị của chữ bằng số vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức đó.
Với a = 1 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 1 = 35 + 5 = 40
Với a = 3 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 3 = 35 + 15 = 50
Với a = 8 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 8 = 35 + 40 = 75
Với a = 4 thì 35 + 5 x a = 35 + 5 x 4 = 35 + 20 = 55
Ta nối như sau:
b) Với kết quả ở câu a, ta thấy giá trị của biểu thức bằng 75 là lớn nhất, tương ứng với a = 8. Vậy với a = 8 thì biểu thức 35 + 5 x a có giá trị lớn nhất.
Chọn đáp án C.
Tiết 2
Đề bài 1: Số?
Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
P = (a + b) x 2
Hãy tính chu vi mảnh đất hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau:
Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Chu vi (m) |
16 | 9 | |
42 | 29 | |
75 | 50 |
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị của chữ vào công thức tính chu vi P = (a + b) x 2 rồi tính giá trị biểu thức đó.
Với a = 16 m, b = 9 m thì P = (a + b) x 2 = (16 + 9) x 2 = 50 (m)
Với a = 42 m, b = 29 m thì P = (a + b) x 2 = (42 + 29) x 2 = 142 (m)
Với a = 75 m, b = 50 m thì P = (a + b) x 2 = (75 + 50) x 2 = 250 (m)
Ta điền như sau:
Chiều dài (m) | Chiều rộng (m) | Chu vi (m) |
16 | 9 | 50 |
42 | 29 | 142 |
75 | 50 | 250 |
Đề bài 2: a) Tính giá trị của biểu thức a + b : 2 với a = 34, b = 16.
b) Tính giá trị của biểu thức (a + b) x 2 với a = 28, b = 42.
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức đã cho rồi tính giá trị của biểu thức đó.
a) Với a = 34, b = 16 thì a + b : 2 = 34 + 16 : 2 = 34 + 8 = 42
b) Với a = 28, b = 42 thì (a + b) x 2 = (28 + 42) x 2 = 70 x 2 = 140
Đề bài 3: Độ dài quãng đường ABCD được tính theo công thức S = m + n + p. Hãy tính độ dài quãng đường ABCD biết độ dài đoạn CD bằng 2 lần độ dài đoạn AB, m = 5 km, n = 8 km.
Hướng dẫn giải:
Ta có độ dài đoạn CD bằng 2 lần độ dài đoạn AB.
Do đó CD = 2 x AB = 2 x 5 = 10 (km)
Vậy độ dài quãng đường ABCD là:
S = m + n + p = 5 + 8 + 10 = 23 (km)
Đề bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Với giá trị nào của m dưới đây thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị bé nhất?
A. m = 2
B. m = 1
C. m = 0
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị của chữ vào biểu thức 12 : (3 – m) rồi tính giá trị của biểu thức đó.
Với m = 2 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 2) = 12 : 1 = 12
Với m = 1 thì 12 : (3 – m) = 12 : (3 – 1) = 12 : 2 = 6
Với m = 0 thì 12 : (3 – m) = 12 : 3 = 4
Trong các giá trị của biểu thức trên thì 4 là nhỏ nhất, tương ứng với m = 0.
Vậy với m = 0 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị bé nhất.
Chọn C
Tiết 3
Đề bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Chu vi P của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: P = a + b + c.
a) Với a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm, P = ………… cm.
b) Với a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm, P = ……….. dm.
Hướng dẫn giải:
Thay giá trị a, b, c vào biểu thức P rồi tính giá trị biểu thức đó.
a) Với a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm thì P = a + b + c = 62 + 75 + 81 = 218 (cm)
b) Với a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm thì P = a + b + c = 50 + 61 + 72 = 183 (dm)
Đề bài 2: Đ, S?
a) (A) = (B) \(\fbox{ ? }\)
b) (A) = (C) \(\fbox{ ? }\)
c) (A) = (D) \(\fbox{ ? }\)
d) (B) = (C) \(\fbox{ ? }\)
Hướng dẫn giải:
Em thử thay một số bất kỳ của m, n và p vào các biểu thức (A), (B), (C), (D) sau đó so sánh.
Ví dụ em thay m = 3, n = 2, p = 1.
Khi đó em có:
(A) = m – (n – p) = 3 – (2 – 1) = 3 – 1 = 2.
(B) = m x (n – p) = 3 x (2 – 1) = 3 x 1 = 3
(C) = m x n – m x p = 3 x 2 – 3 x 1 = 6 – 3 = 3
(D) = m – n + p = 3 – 2 + 1 = 1 + 1 = 2
Dựa vào kết quả trên, em điền đúng sai như sau:
a) (A) = (B) \(\fbox{ S }\)
b) (A) = (C) \(\fbox{ S }\)
c) (A) = (D) \(\fbox{ Đ }\)
d) (B) = (C) \(\fbox{ Đ }\)
Đề bài 3: Nối mỗi biểu thức với quả bưởi ghi giá trị của biểu thức đó.
Hướng dẫn giải:
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức đó.
Với a = 8, b = 6 thì a+ b = 8 + 6 = 14, em nối biểu thức này với quả táo mang số 14.
Thực hiện tương tự cho các biểu thức còn lại em được kết quả như sau:
Xem bài giải trước: Bài 3: Số chẵn, số lẻ
Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Giải bài toán có ba bước tính
Xem các bài giải khác: Giải Bài Tập Toán Lớp 4 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!