Bài 4: Biểu thức chứa chữ

Bài 4: Biểu thức chứa chữ trang 14 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.

Hoạt động

1. Tính giá trị của biểu thức.
a) 125 : m với m = 5.
b) (b + 4) x 3 với b = 27.

Trả lời:

a) 125 : m = 125 : 5
= 25.

b) (b + 4) x 3 = (27 + 4) x 3
= 31 x 3
= 93

2. Chu vi P của hình vuông có cạnh a được tính theo công thức P = a x 4.
a x 4 là biểu thức chứa một chữ.
Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9 cm.

Trả lời:

Với a = 5 cm thì chu vi hình vuông là:
P = 5 x 4 = 20 cm.

Với a = 9 cm thì chu vi hình vuông là:
P = 9 x 4 = 36 cm.

3. Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau.

Bumbii Bài 4: Biểu thức chữ trang 14 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. 3. Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau.

Trả lời:

Ta thay các giá trị a vào biểu thức 35 + 5 x a:

Giá trị của biểu thức với a = 2 là:
35 + 5 x 2 = 35 + 10 = 45

Giá trị của biểu thức với a = 5 là:
35 + 5 x 5 =35 + 25 = 60.

Giá trị của biểu thức với a = 7 là:
35 + 5 x 7 = 35 + 35 = 70

Giá trị của biểu thức với a = 6 là:
35 + 5 x 6 = 35 + 30 = 65.

Luyện tập tiết 1

1. Chu vi P của hình chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:
P = (a + b) * 2.
(a + b) * 2 là biểu thức chứa hai chữ.

Hãy tính chu vi hình chữ nhật theo kích thước như bảng sau:

Chiều dài (cm)Chiều rộng (cm)Chu vi hình chữ nhật (cm)
10734
2516?
3428?

Trả lời:

Em thay giá trị a, b vào biểu thức P để tính chu vi như sau:
(25 + 16) x 2 = 41 x 2 = 82.
(34 + 28) x 2 = 62 x 2 = 124.

Em điền vào bảng:

Chiều dài (cm)Chiều rộng (cm)Chu vi hình chữ nhật (cm)
10734
251682
3428124

2. a) Tính giá trị của biểu thức a + b x 2 với a =8, b = 2.
b) Tính giá trị của biểu thức (a + b ) : 2 với a = 15, b = 27.

Trả lời:

a) a + b x 2 = 8 + 2 x 2
= 8 + 4
=12

b) (a + b) : 2 = (15 + 27) : 2
= 42 : 2
= 21

3. Quãng đường ABCD gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây.

Bumbii Bài 4: Biểu thức chữ trang 14 SGK toán lớp 4 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. 3. Quãng đường ABCD gồm ba đoạn như hình vẽ dưới đây.

Hãy tính độ dài quãng đường ABCD với:
a) m = 4 km, n = 7 km.
b) m = 5 km, n = 9 km.

Trả lời:

a) Độ dài quãng đường ABCD là: 4 + 6 + 7 = 17 km.

b) Độ dài quãng đường ABCD là: 5 + 6 + 9 = 20 km.

4. a) Tính giá trị của biểu thức 12 : (3-m) với m = 0; m = 1; m = 2.

b) Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m bằng bao nhiêu thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn nhất?

Trả lời:

a) Tính giá trị của biểu thức 12 : ( 3 – m) với:
m = 0:
12 : (3 – m) = 12 : (3 – 0)
= 12 : 3
= 4

m = 1:
12 : (3 – m) = 12 : (3 – 1)
= 12 : 2
= 6

m = 2:
12 : (3 – m) = 12 : (3 – 2)
= 12 : 1
= 12

b) Trong ba giá trị của biểu thức tìm được ở câu a, với m = 2 thì biểu thức 12 : (3 – m) có giá trị lớn.

Luyện tập tiết 2

1. Chu vì P của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức:

P = a + b + c
a + b + c là biểu thức chứa ba chữ.

Tính chu vi hình tam giác, biết:
a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm.
b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm.

Trả lời:

a) 62 + 75 + 81 = 218 cm

b) 50 + 61 + 72 = 183 dm

2. Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau?

A. m – (n – p)
B. m x (n – p)
C. m x n – m x p
D. m – n + p

Trả lời:

Với m = 9, n = 6, p = 4 thì:
A. m – (n – p) = 9 – (6 – 4)
= 9 – 2 = 7

B. m x (n – p) = 9 x (6 – 4)
= 9 x 2 = 18

C. m x n – m x p = 9 x 6 – 9 x 4
= 54 – 36
= 18

D. m – n + p = 9 – 6 + 4
= 3 + 4
= 7

Vậy hai biểu thức có giá trị bằng nhau là:
A và D.
B và C.

Xem bài giải trước: Bài 3: Số chẵn, số lẻ
Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Giải bài toán có ba bước tính
Xem các bài giải khác: Giải Bài Tập SGK Toán Lớp 4 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×