Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn

Chương 5 – Bài 4: Biểu đồ hình quạt tròn trang 17 sách bài tập toán lớp 7 tập 2 NXB Cánh Diều. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

\(12.\) Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 17 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) chọn loại quả yêu thích nhất trong năm loại: na, nho, bưởi, nhãn, xoài, của 400 học sinh khối lớp 7 một trường trung học cơ sở. Mỗi học sinh chỉ được chọn một loại quả khi được hỏi ý kiến.

a) Lập bảng số liệu thống kê tỉ lệ học sinh yêu thích mỗi loại quả theo mẫu sau:

b) Lập bảng số liệu thống kê số học sinh yêu thích mỗi loại quả theo mẫu sau:

c) Số học sinh yêu thích nho bằng bao nhiêu phần trăm số học sinh yêu thích nhãn?

Giải

a) Từ biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 17, ta có bảng số liệu sau:

Loại quảNaNhoBưởiNhãnXoài
Tỉ lệ học sinh chọn(tính theo tỉ số phần trăm)35%15%10%25%15%

b) Số học sinh chọn na là:

\(\displaystyle\frac{400.35}{100} = 140\) (học sinh).

Tương tự như trên, số học sinh chọn nho, bưởi, nhãn, xoài lần lượt là:

\(\displaystyle\frac{400.15}{100} = 60;\) \(\displaystyle\frac{400.10}{100} = 40;\) \(\displaystyle\frac{400.25}{100} = 100;\) \(\displaystyle\frac{400.15}{100} = 60\) (học sinh).

Ta có bảng số liệu sau:

Loại quảNaNhoBưởiNhãnXoài
Số học sinh chọn140604010060

c) Tỉ số phần trăm giữa số học sinh yêu thích nho và số học sinh yêu thích nhãn là:

\(\displaystyle\frac{60.100\%}{100}=60\%.\)

Vậy số học sinh yêu thích nho bằng \(60\%\) số học sinh yêu thích nhãn.

\(\)

\(13.\) Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 18 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) kế hoạch chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh.

a) Theo kế hoạch của gia đình bác Hạnh, có bao nhiêu phần trăm chi tiêu dành cho việc học hành? Ăn uống? Mua sắm? Đi lại? Tiết kiệm?

b) Theo kế hoạch, số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống gấp bao nhiêu lần số tiền dành cho đi lại (làm tròn kết quả đến phần mười)?

c) Tính số tiền gia đình bác Hạnh tiết kiệm hàng tháng theo kế hoạch, biết tổng thu nhập hàng tháng của gia đình bác Hạnh là 25 triệu đồng.

Giải

a) Dựa vào biểu đồ hình quạt ở Hình 18, ta xác định được theo kế hoạch của gia đình bác Hạnh, tỉ số phần trăm chi tiêu dành cho học hành, ăn uống, mua sắm, đi lại, tiết kiệm lần lượt là: \(25\%,\ 32\%,\ 17\%,\ 18\%,\ 8\%.\)

b) Do \(32\%:18\%=1,(7)≈ 1,8\) nên số tiền chi tiêu hàng tháng của gia đình bác Hạnh dành cho ăn uống gấp \(1,8\) lần số tiền dành cho đi lại.

c) Số tiền gia đình bác Hạnh tiết kiệm hàng tháng theo kế hoạch là:

\(25.8\%=2\) (triệu đồng).

\(\)

\(14.\) Kết quả học tập Học kì I của học sinh lớp 7A được đánh giá ở bốn mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt. Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 19 biểu diễn kết quả học tập Học kì I (tính theo tỉ số phần trăm) của học sinh lớp 7A theo bốn mức trên.

a) Có bao nhiêu phần trăm học sinh lớp 7A có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt? Mức Khá? Mức Đạt? Mức Chưa đạt?

b) Tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt bằng bao nhiêu phần trăm tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?

Giải

a) Tỉ số phần trăm học sinh lớp 7A có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Tốt, mức Khá, mức Đạt, mức Chưa đạt lần lượt là: \(5\%,\ 57\%,\ 35\%,\ 3\%.\)

b) Tỉ số phần trăm tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt và tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá là:

\(\displaystyle\frac{35\%+3\%}{5\%+57\%}=\displaystyle\frac{38\%}{62\%}≈61,3\%.\)

Vậy tổng số học sinh có kết quả học tập Học kì I được đánh giá ở mức Đạt và Chưa đạt xấp xỉ bằng \(61,3\%\) tổng số học sinh có kết quả học tập được đánh giá ở mức Tốt và Khá.

\(\)

\(15.\) Biểu đồ hình quạt tròn ở Hình 20 biểu diễn kết quả thống kê (tính theo tỉ số phần trăm) lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật (CMKT) của nước ta năm 2020.

a) Trong năm 2020, có bao nhiêu phần trăm lực lượng lao động không có trình độ CMKT? Trình độ sơ cấp? Trình độ trung cấp? Trình độ cao đẳng? Trình độ đại học trở lên?

b) Trong năm 2020, lực lượng lao động không có trình độ CMKT gấp bao nhiêu lần lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)?

c) Số lao động có trình độ đại học trở lên năm 2020 là bao nhiêu triệu người, biết có 54,6 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước trong năm 2020 (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

Giải

a) Trong năm 2020, tỉ số phần trăm lực lượng lao động không có trình độ CMKT, trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, trình độ đại học trở lên lần lượt là: 76,0%; 4,7%; 4,4%; 3,8%; 11,1%.

b) Trong năm 2020, lực lượng lao động không có trình độ CMKT gấp số lần lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên là: \(\displaystyle\frac{76\%}{1,1\%}≈ 7\) (lần).

c) Số lao động có trình độ đại học trở lên năm 2020 là khoảng \(54,6.11,1\%≈6,06\) (triệu người).

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3: Biểu đồ đoạn thẳng

Xem bài giải tiếp theo: Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x