Bài 38 Thừa số, tích trang 6 Vở bài tập toán lớp 2 tập 2 NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.
Tiết 1
1: Số?
Phép nhân | 3 × 5 = 15 | 2 × 5 = 10 | 4 × 2 = 8 | 6 × 3 = 18 |
Thừa số | 3 | |||
Thừa số | 5 | |||
Tích | 15 |
Trả lời:
trong một phép nhân, hai số đứng trước và sau dấu nhân “x” là thừa số, kết quả sau dấu bằng là tích. Vậy em điền được như sau:
Phép nhân | 3 × 5 = 15 | 2 × 5 = 10 | 4 × 2 = 8 | 6 × 3 = 18 |
Thừa số | 3 | 2 | 4 | 6 |
Thừa số | 5 | 5 | 2 | 3 |
Tích | 15 | 10 | 8 | 18 |
2: a) Nối (theo mẫu):
b) Số?
Phép nhân | (A) | (B) | (C) | (D) |
Thừa số | 5 | |||
Thừa số | 3 | |||
Tích | 15 |
Trả lời:
a) Phân tích mẫu em thấy:
Có 3 cái ca, mỗi ca chứa 2 l, tức là 2 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân
2 × 3 = 6 (l)
Tương tự hình thứ 2: Có 3 can, mỗi can chứa 5 l, tức là 5 l được lấy 3 lần, nên ta có phép nhân 5 × 3 = 15 (l)
Hình thứ 3: Có 4 can, mỗi can chứa 3 l, tức là 3 l được lấy 4 lần, nên ta có phép nhân 3 × 4 = 12 (l)
Hình thứ 4: Có 5 chai, mỗi chai 2 l, tức là 2 l được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 = 10 (l)
b) Số?
Em thấy trong phép nhân: các thành phần của phép nhân gọi là thừa số, kết quả của phép nhân là tích.
+ Với phép nhân (A) 5 × 3 = 15: Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 15.
+ Với phép nhân (B) 2 × 5 = 10: Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 5, tích bằng 10.
+ Với phép nhân (C) 2 × 5 = 10: Thừa số thứ nhất là 2, thừa số thứ hai là 3, tích bằng 6.
+ Với phép nhân (D) 3 × 4 = 12: Thừa số thứ nhất là 3, thừa số thứ hai là 4, tích bằng 12.
Em điền được như sau:
Phép nhân | (A) | (B) | (C) | (D) |
Thừa số | 5 | 2 | 2 | 3 |
Thừa số | 3 | 5 | 3 | 4 |
Tích | 15 | 10 | 6 | 12 |
3: Số?
Từ các thừa số 5, 4, 3, 2 và các tích 8, 15, em hãy lập phép nhân thích hợp.
Trả lời:
Em thấy: 3 × 5 = 15, 5 × 3 = 15; 4 × 2 = 8, 2 × 4 = 8 nên em có thể điền vào các ô trống như sau:
Tiết 2
1: Viết tích thành tổng của các số hạng bằng nhau rồi tính (theo mẫu).
Mẫu: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18. Vậy 6 x 3 = 18.
a) 3 × 4 = …………………… = ……… Vậy 3 × 4 = ………
b) 4 × 3 = …………………… = ……… Vậy 4 × 3 = ………
c) 2 × 7 = …………………… = ……… Vậy 2 × 7 = ………
Trả lời:
Phân tích mẫu em thấy: phép nhân 6 x 3 có nghĩa là 6 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 6 + 6 + 6 và bằng 18.
Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 12.
Phép nhân 4 × 3 có nghĩa là 4 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 4 + 4 + 4 và bằng 12.
Phép nhân 2 × 7 có nghĩa là 2 được lấy 7 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và bằng 14.
a) 3 × 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy 3 × 4 = 12.
b) 4 × 3 = 4 + 4 + 4 = 12. Vậy 4 × 3 = 12.
c) 2 × 7 = 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 14. Vậy 2 × 7 = 14.
2: Tô màu đỏ vào các thừa số, màu xanh vào tích tương ứng trong mỗi phép nhân sau:
Trả lời:
3: Số ?
Trả lời:
a) Quan sát hình em thấy:
Có 3 hàng, mỗi hàng có 4 ô tô
4 ô tô được lấy 3 lần nên em có phép nhân: 4 × 3 = 12 (ô tô)
b) Có 4 cột, mỗi cột có 3 ô tô
3 ô tô được lấy 4 lần nên em có phép nhân: 3 × 4 = 12 (ô tô)
c) Em thấy kết quả ở câu a và b là bằng nhau.
Em điền được như sau:
4: <; >; = ?
Trả lời:
a) 2 × 5 = 10, 5 × 2 = 10 nên 2 × 5 = 5 × 2 (= 10)
b) 5 × 2 = 10, 5 × 3 = 15 nên 5 × 2 < 5 × 3 (10 < 15)
c) 2 × 5 = 10, 2 × 4 = 8 nên 2 × 5 > 2 × 4 (10 > 8)
Vậy em điền được như sau:
5: Mỗi xe đạp có 2 bánh xe. Hỏi 5 xe đạp như vậy có bao nhiêu bánh xe?
Trả lời:
Có 5 xe đạp, mỗi xe có 2 bánh, tức là 2 bánh được lấy 5 lần, nên ta có phép nhân 2 × 5 và kết quả bằng 10. Em trình bày như sau:
Bài giải
5 xe đạp như vậy có số bánh xe là:
2 × 5 = 10 (bánh)
Đáp số: 10 bánh xe.
Bài 38 Thừa số Bài 38 Thừa số
Xem bài giải trước: Bài 37. Phép nhân
Xem bài giải tiếp theo: Bài 39. Bảng nhân 2
Xem các bài giải khác: https://bumbii.com/giai-bai-tap-toan-lop-2-nxb-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song/
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!