Bài 38: Ôn tập học kì 1

Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN

1. Thực hiện các yêu cầu.

a) Đọc số: 815 159; 6 089 140; 720 305 483; 34 180 300.

b) Viết số.

  • Một trăm bảy mươi nghìn sáu trăm linh hai.
  • Hai trăm mười triệu không nghìn ba trăm ba mươi lăm.
  • Bốn mươi triệu tám trăm nghìn.
  • Năm triệu sáu trăm linh ba nghìn không trăm linh bảy.

c) Viết các số sau thành tổng theo các hàng.

439 160
3 045 601

Trả lời:

a) Đọc số:

815 159: tám trăm mười lăm nghìn một trăm năm mươi chín.

6 089 140: sáu triệu không trăm tám mươi chín nghìn một trăm bốn mươi.

720 305 483: bảy trăm hai mươi triệu ba trăm linh năm nghìn bốn trăm tám mươi ba.

34 180 300: ba mươi bốn triệu một trăm tám mươi nghìn ba trăm.

b) Viết số.

  • Một trăm bảy mươi nghìn sáu trăm linh hai: 170 602.
  • Hai trăm mười triệu không nghìn ba trăm ba mươi lăm: 210 000 335.
  • Bốn mươi triệu tám trăm nghìn: 40 800 000.
  • Năm triệu sáu trăm linh ba nghìn không trăm linh bảy: 5 603 007.

c) Viết các số sau thành tổng theo các hàng.

439 160 = 400 000 + 30 000 + 9 000 + 100 + 60.
3 045 601 = 3 000 000 + 40 000 + 5 000 + 600 + 1

2. Câu nào đúng, câu nào sai?

a) Trong số 34 584 014, chữ số 4 ở lớp triệu có giá trị là 4 004 004.
b) Trong dãy số tự nhiên, các số chẵn và các số lẻ được sắp xếp xen kẽ.
c) Khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ phải sang trái.
d) Làm tròn số 219 865 đến hàng trăm nghìn thì được số 200 000.

Trả lời:

a) Trong số 34 584 014, chữ số 4 ở lớp triệu có giá trị là 4 004 004. Sai vì chữ số 4 ở lớp triệu có giá trị là 4 000 000.
b) Trong dãy số tự nhiên, các số chẵn và các số lẻ được sắp xếp xen kẽ. Đúng.
c) Khi so sánh hai số tự nhiên có số chữ số bằng nhau, ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ phải sang trái. Sai vì ta phải so sánh từ trái sang phải.
d) Làm tròn số 219 865 đến hàng trăm nghìn thì được số 200 000. Đúng.

3. Số thứ năm trong mỗi dãy số sau là số chẵn hay số lẻ?

a) 28; 29; 30; …
b) 1; 6; 11; …
c) 65; 68; 71; …
d) 34; 44; 54; …

Trả lời:

Em tìm số thứ năm ở mỗi dãy số theo quy luật mà em nhận thấy được qua các dãy số đã cho.

a) Em tìm được quy luật là: dãy số tự nhiên: 28; 29; 30; 31; 32.
32 là số chẵn.

b) Em tìm được quy luật là: số liền sau hơn số liền trước 5 đơn vị:
1; 6; 11; 16; 21.
21 là số lẻ.

c) Em tìm được quy luật là: số liền sau hơn số liền trước 3 đơn vị:
65; 68; 71; 74; 77.
77 là số lẻ.

d) Em tìm được quy luật là: số liền sau hơn số liền trước 10 đơn vị:
34; 44; 54; 64; 74.
74 là số chẵn.

4. <; >; =

a) 288 100 .?. 390 799
1 000 000 .?. 99 999
5 681 000 .?. 5 650 199
36 129 313 .?. 36 229 000
895 100 .?. 800 000 + 90 000 + 5 000 + 100
48 140 095 .?. 40 000 000 + 9 000 000

b) Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé.
451 167; 514 167; 76 154; 76 514.

c) Tìm số bé nhất, tìm số lớn nhất trong các số sau.
987 654; 456 789; 12 345 678; 3 456 789.

Trả lời:

a) 288 100 < 390 799
1 000 000 > 99 999
5 681 000 > 5 650 199
36 129 313 < 36 229 000
895 100 = 800 000 + 90 000 + 5 000 + 100
48 140 095 < 40 000 000 + 9 000 000

b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé.
514 167; 451 167; 76 514; 76 154.

c) 987 654; 456 789; 12 345 678; 3 456 789.
Số bé nhất: 456 789
Số lớn nhất: 12 345 678.

5. Ước lượng: Trong hình dưới đây có khoảng bao nhiêu tiền?

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 5. Ước lượng: Trong hình dưới đây có khoảng bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Mỗi sấp tiền khoảng 10 tờ, mỗi tờ 100 000. Vậy mỗi sấp là 1 000 000.
Có 3 sấp tiền. Vậy có khoảng 3 000 000.

Thử thách

Quan sát bảng sau.
Dân số các châu lục trên thế giới tính đến tháng 7 năm 2021

Tên châu lụcChâu ÁChâu ÂuChâu
Đại Dương
Châu MỹChâu Phi
Số dân
(triệu người)
4 651744431 0271 373

a) Đọc số dân của mỗi châu lục.
b) Có 5 bạn A, B, C, D, E đến từ 5 châu lục, số dân của mỗi châu lục nơi các bạn sống có các đặc điểm như sau:

  • Các bạn A, B, C sống ở các châu lục mà số dân theo thứ tự từ nhiều đến ít và đều là số có mười chữ số.
  • Bạn D sống ở châu lục mà số dân là số có tám chữ số.

Hỏi mỗi bạn sống ở châu lục nào?

Trả lời:

a) Em đọc số dân của mỗi châu lục như sau:
Châu Á có bốn tỉ sáu trăm năm mươi mốt triệu người.
Châu Âu có bảy trăm bốn mươi bốn triệu người.
Châu Đại Dương có bốn mươi ba triệu người.
Châu Mỹ có một tỉ không trăm hai mươi bảy triệu người.
Châu Phi có một tỉ ba trăm bảy mươi ba triệu người.

b) Số có mười chữ số trong các số dân ở bảng trên là:
4 651 000 000 (4 651 triệu)
1 027 000 000 (1 027 triệu)
1 373 000 000 (1 373 triệu).
Em sắp xếp ba số này theo thứ tự từ nhiều đến ít là:
4 651 triệu, 1 373 triệu, 1 027 triệu.

Các bạn A, B, C sống ở các châu lục mà số dân theo thứ tự từ nhiều đến ít và đều là số có mười chữ số.
Như vậy:
Bạn A sống ở: Châu Á 4 651 triệu người.
Bạn B sống ở: Châu Phi 1 373 triệu người.
Bạn C sống ở: Châu Mỹ 1 027 triệu người.

Châu lục mà số dân là số có tám chữ số là 43 triệu.
Vậy bạn D sống ở: Châu Đại Dương 43 triệu người.

Đất nước em

Lâm Đồng là tỉnh có nhiều cảnh đẹp. Mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu khách đến tham quan và nghỉ dưỡng. Vào dịp Tết Nguyên đón Nhâm Dần (năm 2022), ước tính lượng lượt khách thăm Lâm Đồng là số tròn trăm nghìn có 6 chữ số, trong đó chữ số hàng trăm nghìn là số lẻ thứ hai trong dãy số tự nhiên.

Số lượng lượt khách đó là .?.

Trả lời:

Số tròn trăm nghìn có 6 chữ số là: x00 000.
Số lẻ thứ hai trong dãy số tự nhiên là số 3.
Uớc tính lượng lượt khách thăm Lâm Đồng là số tròn trăm nghìn có 6 chữ số, trong đó chữ số hàng trăm nghìn là số lẻ thứ hai trong dãy số tự nhiên.

Số lượng lượt khách đó là 300 000.

ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH

1. Đặt tính rồi tính.

a) 15 480 + 66 059
b) 52 133 – 8 091
c) 8 205 x 6
d) 29 376 : 9

Trả lời:

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. đặt tính rồi tính

2. Các biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng nhau?

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 2. Các biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng nhau?

Trả lời:

Theo tính chất giao hoán và kết hợp em nối các biểu thức bằng nhau như sau:

Bumbii  trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 2. Các biểu thức nào dưới đây có giá trị bằng nhau?

3. Chọn ý trả lời đúng.
70 là trung bình cộng của hai số nào dưới đây?
A. 60 và 78
B. 65 và 73
C. 66 và 74

Trả lời:

Em tính trung bình cộng của:
A. 60 và 78 là: (60 + 78) : 2 = 69.
B. 65 và 73 là: (65 + 73) : 2 = 69.
C. 66 và 74 là (66 + 74) : 2 = 70.

Em chọn C.

4. Số?
a) .?. + 22 800 = 63 500
b) 37 081 – .?. = 3 516
c) .?. x 7 = 12 012
d) .?. : 8 = 1 208

Trả lời:

a) .?. + 22 800 = 63 500
Ta có: 63 500 – 22 800 = 40 700. Em điền:
40 700 + 22 800 = 63 500

b) 37 081 – .?. = 3 516
Ta có: 37 081 – 3 516 = 33 565. Em điền:
37 081 – 33 565 = 3 516

c) .?. x 7 = 12 012
Ta có: 12 012 : 7 = 1 716. Em điền:
1 716 x 7 = 12 012

d) .?. : 8 = 1 208
Ta có: 1 208 x 8 = 9 664. Em điền:
9 664 : 8 = 1 208

Thử thách

Số?
Trong bảng bên, ba số theo hàng dọc, hàng ngang, hay hàng chéo đều có trung bình cộng là 500.

.?.520510
540.?..?.
.?.480.?.

Trả lời:

Em tìm số ở vị trí đầu tiên trước.

Vì ba số có trung bình cộng là 500 nên ta có:
(.?. + 520 + 510) : 3 = 500.
Hay .?. + 520 + 510 = 500 x 3 = 1 500.
Vậy số cần tìm thứ nhất là: 1 500 – 520 – 510 = 470.
Em điền số 470 vào ô thứ nhất. Sau đó, em dựa vào cách trên, em tìm được các số còn lại như sau:

470520510
540500460
490480530

Vui học
Có bao nhiêu con cừu?
Có 45 con thỏ
Số con thỏ gấp 3 lần số con heo.
Số con cừu bằng trung bình cộng của số con thỏ và số con heo.

Trả lời:

Vì số con thỏ gấp 3 lần số con heo nên số con heo là:
45 : 3 = 15 con.
Số con cừu bằng trung bình cộng của số con thỏ và số con heo, nên số con cừu là:
(45 + 15) : 2 = 30 con.

5. Bác Bình mua một cái tủ lạnh giá 15 triệu đồng và một cái máy giặt giá 16 triệu đồng. Cửa hàng giảm giá cho bác Bình 1 triệu đồng cho mỗi mặt hàng. Bác Bình phải trả tiền mua hàng là .?. triệu đồng.

Trả lời:

Bác Bình phải trả tiền mua hàng là:
15 triệu + 16 triệu – 2 triệu = 29 triệu đồng.

6. Nghĩa mua hai loại vở, mỗi loại đều mua 7 quyển. Mỗi quyển vở loại thứ nhất có giá 4 000 đồng. Mỗi quyển vở loại thứ hai có giá 6 000 đồng.
Hỏi Nghĩa đã mua tất cả vở hết bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Bài giải
Số tiền Nghĩa đã mua vở là:
(4 000 + 6 000) x 7 = 70 000 (đồng)
Đáp số: 70 000 đồng.

7. Giải bài toán theo tóm tắt sau:
3 hộp bút: 64 500 đồng.
4 hộp bút: … đồng?
Giá tiền các hộp bút như nhau.

Trả lời:

Bài giải
Giá tiền mỗi hộp bút là:
64 500 : 3 = 21 500 (đồng)
Số tiền 4 hộp bút là:
21 500 x 4 = 86 000 (đồng)
Đáp số: 86 000 đồng.

8. Có 45 quyển vở xếp đều vào 9 túi. Hỏi với 60 quyển vở cùng loại thì xếp đều được vào bao nhiêu túi như thế?

Trả lời:

Bài giải
Số quyển vở mỗi túi là:
45 : 9 = 5 (quyển)
Số túi cần để xếp 60 quyển vở là:
60 : 5 = 12 (túi)
Đáp số: 12 túi.

Thử thách

Chọn ý trở lời đúng.
Có ba loại bình hoa với số lượng mỗi loại như hình bên.
Gia đình Hương dự định cắm hoa vào một trong ba loại bình này nhưng chưa xác định được loại nào.

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Chọn ý trả lời đúng có ba loại bình hoa

Hương được giao nhiệm vụ mua hoa, số cành hoa Hương mua phải thoả mãn điều kiện: Dù dùng loại bình nào thì số cành hoa cũng vừa đủ để cắm đều vào các bình và bình nào cũng có hoa.
Số cành hoa Hương mua có thể là:

A. 40 cành
B. 30 cành
C. 15 cành
D. 12 cành

Trả lời:

Để thoả mãn điều kiện: Dù dùng loại bình nào thì số cành hoa cũng vừa đủ để cắm đều vào các bình và bình nào cũng có hoa. Tức là số cành hoa phải chia hết cho số bình hoa là 2, 3 và 5. Em xét:
40: không chia hết cho 3.
30 chia hết cho 2, 3 và 5.
15 không chia hết cho 2.
12 không chia hết cho 5.
Vậy em chọn đáp án B. 30 cành.

Đất nước em

Đường hoa Nguyễn Huệ (Thành phố Hồ Chí Minh) dịp Tết Nhâm Dần có số giỏ hoa và chậu hoa là số mà chỉ thiếu khoảng 3 000 giỏ và chậu hoa nữa thì được khoảng 100 000 cái. Số giỏ hoa và chậu hoa đó khoảng bao nhiêu cái?

Trả lời:

Số mà thiếu khoảng 3 000 nữa thì được khoảng 100 000 là:
100 000 – 3 000 = 97 000.
Vậy số giỏ hoa và chậu hoa đó khoảng 97 000 cái.

ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

1. Đo các góc dưới đây bằng thước đo góc rồi nêu số đo mỗi góc.

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 1. Đo các góc dưới đây bằng thước đo góc rồi nêu số đo mỗi góc

Trả lời:

Góc đỉnh N: 90°.
Góc đỉnh B: 60°.
Góc đỉnh E: 120°.

2. Câu nào đúng, câu nào sai?

Bumbii  trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 2. Câu nào đúng câu nào sai.

Trong hình vẽ bên, tứ giác ABCD có:

a) 2 góc vuông và 2 góc nhọn.
b) Hai cạnh AB và DC cùng vuông góc với cạnh AD.
c) Cạnh AB song song với cạnh DC.
d) Cạnh AD song song với cạnh BC.

Trả lời:

a) 2 góc vuông và 2 góc nhọn. Đúng. Đó là góc đỉnh A và đỉnh D.
b) Hai cạnh AB và DC cùng vuông góc với cạnh AD. Đúng.
c) Cạnh AB song song với cạnh DC. Đúng.
d) Cạnh AD song song với cạnh BC. Sai. Chúng không song song.

3. Vẽ hình (theo mẫu).

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 3. Vẽ hình theo mẫu

Trả lời:

Em dùng thước ê-ke để vẽ theo như mẫu.

4. Xếp hình.

Bumbii Bài 38: Ôn tập học kì 1 trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 4. Xếp hình

Trả lời:

Em tự xếp hình con rùa như hình.

5. Quan sát dãy các hình dưới đây.
Hình thứ chín có bao nhiêu khối lập phương?

Bumbii trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Hình thứ chín có bao nhiêu khối lập phương?

Trả lời:

Quan sát hình em tìm ra quy luật tính số khối lập phương như sau:
Hình thứ nhất: 2
Hình thứ hai: 2 + 3
Hình thứ ba: 2 + 3 + 4

Hình thứ chín: 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 = 54.

6. <; >; =

a) 1 giờ 30 phút .?. 130 phút
5 thế kỉ 48 năm .?. 548 năm
8 phút 20 giây .?. 480 giây
b) 10 cm² .?. 1 dm²
1 m² .?. 100 dm²
36 m² .?. 360 dm²

Trả lời:

a) 1 giờ 30 phút = 90 phút.
Vậy 1 giờ 30 phút < 130 phút

5 thế kỉ 48 năm = 500 + 48 = 548 năm.
Vậy 5 thế kỉ 48 năm = 548 năm

8 phút 20 giây = 480 + 20 = 500 giây.
Vậy 8 phút 20 giây > 480 giây.

b) 1 dm² = 100 cm².
Vậy 10 cm² < 1 dm²

1 m² = 100 dm²

36 m² = 3 600 dm².
Vậy 36 m² > 360 dm²

7. Bạn An ghi chép số đo diện tích của một số đồ vật nhưng quên viết đơn vị đo. Em hãy giúp bạn tìm đơn vị đo thích hợp.
a) Viên gạch men hình vuông lót nền có diện tích 16 .?.
b) Diện tích mỗi chiếc nhãn vở là 28 .?.
c) Diện tích phòng học là 48 .?.

Trả lời:

a) Viên gạch men hình vuông lót nền có diện tích 16 dm². ( vì một cạnh của viên gạch hình vuông khoảng 4 dm nên diện tích là 4 x 4 = 16 dm² là hợp lý)
b) Diện tích mỗi chiếc nhãn vở là 28 cm². (vì chiếc nhãn vở có chiều dài khoản 7 cm, chiều rộng khoảng 4 cm nên diện tích 7 x 4 = 28 cm² là hợp lý)
c) Diện tích phòng học là 48 . (Vì một phòng học có đơn vị đo diện tích m² là hợp lý).

8. Số?
Bác Ba muốn lót nền một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 9 m, chiều rộng 3 m. Bác dự định
dùng các viên gạch hình vuông cạnh 4 dm hoặc 6 dm.

a) Để các viên gạch lót nền được nguyên vẹn, bác Ba sẽ sử dụng loại gạch có cạnh dài .?. dm. Biết diện tích các mạch gạch (mạch vữa) không đóng kể.
b) Nếu lát các viên gạch đã chọn thành một hàng theo hết chiều dài căn phòng thì hàng gạch đó có .?. viên.
Khi lót gạch kín nền căn phòng, sẽ có .?. hàng gạch như vậy.
Bác Ba sẽ phải dùng tất cả .?. viên gạch để lát kín nền căn phòng đó.

Trả lời:

a) Em đổi:
9 m = 90 dm
3 m = 30 dm.
Để các viên gạch lót nền được nguyên vẹn thì chiều dài và chiều rộng phòng phải đồng thời chia hết cho cạnh của viên gạch.
Ta thấy 90 và 30 không chia hết cho 4.
90 và 30 chia hết cho 6.
Vậy em chọn gạch có cạnh dài 6 dm.

b) Nếu lát các viên gạch đã chọn thành một hàng theo hết chiều dài căn phòng thì hàng gạch đó có số viên gạch là: 90 : 6 = 15 viên.

Khi lót gạch kín nền căn phòng, sẽ có số hàng gạch là:
30 : 6 = 5 hàng.

Vì để lát kín nền căn phòng đó cần 5 hàng gạch, mỗi hàng gạch 15 viên, nên bác Ba cần số viên gạch là:
15 x 5 = 75 viên.

Khám phá

Số?
Loài rùa trên đảo An-đa-bra (Aldabra, châu Phi) dài hơn 1m và được mệnh danh là loài vật sống lâu nhất thế giới. Có một con rùa từng sống ở vườn bách thú từ năm 1875 và chết vào năm 2006. Con rùa này đến vườn bách thú từ thế kỉ .?. và chết vào thế kỉ .?.

Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất thế giới, trung bình mỗi con cá cái dài 24 m, cá con nặng tới 180 tấn. Quả tim cá voi xanh nặng khoảng 600 kg, mạch máu của chúng to đến mức ta có thể bơi trong đó.
Nếu mỗi con voi nặng 5 tấn thì .?. con voi mới nặng bằng 1 con cá voi xanh kể trên.

Trả lời:

Năm 1875 thuộc thế kỉ XIX (19).
Năm 2006 thuộc thế kỉ XXI (21)
Nên em điền:
Con rùa này đến vườn bách thú từ thế kỉ XIX và chết vào thế kỉ XXI.

Ta có 180 : 5 = 36. Vậy em điền:
Nếu mỗi con voi nặng 5 tấn thì 36 con voi mới nặng bằng 1 con cá voi xanh kể trên.

ÔN TẬP MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

1. Trò chơi Đố bạn que nào dài hơn!

Trò chơi dành cho một nhóm bạn.
Chuổn bị: 2 que cùng loại; một que dài, một que ngắn.
Các bạn luân phiên cầm que (xem hình), các bạn còn lại đoán xem que nào dài hơn.
Mỗi bạn giữ que 3 lần cho các bạn đoán.
Ai đoán đúng nhiều nhất thì thắng cuộc.
(Lưu ý ghi chép kết quả sau mỗi lần đoán.)

Bumbii trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 1. Trò chơi Đố bạn que nào dài hơn!

Trả lời:

Em tự thực hiện trò chơi như hướng dẫn trên.

2. Tìm hiểu về thời gian chơi trò chơi điện tử của một nhóm bạn.

Số giờ chơi trò chơi điện tử trong một tuần

Bumbii trang 84 SGK toán lớp 4 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. 2. Tìm hiểu về thời gian chơi trò chơi điện tử của một nhóm bạn.

Trong một tuần:

a) Mỗi bạn chơi trò chơi điện tử mấy giờ?
b) Thời gian chơi của bạn nào nhiều nhất, bạn nào ít nhất?
c) Trung bình mỗi bạn chơi trò chơi điện tử mấy giờ?
d) Có mấy bạn chơi nhiều hơn 2 giờ?

Trả lời:

a) Số giờ mỗi bạn chơi trò chơi điện tử là:
Bạn Sơn: 4 giờ; Bạn Tú 2 giờ; Bạn Tuấn: 5 giờ; Bạn Nga: 1 giờ; Bạn Nhã: 3 giờ.
b) Thời gian chơi của bạn Tuấn nhiều nhất (5 giờ), bạn Ngan ít nhất (1 giờ).
c) Số giờ trung bình mỗi bạn chơi trò chơi điện là: (4 + 2 + 5 + 1 + 3) : 5 = 3 giờ.
d) Có 3 bạn chơi nhiều hơn 2 giờ là bạn Sơn, Tuấn và Nhã.

Hoạt động thực tế

Trẻ em từ 7 tuổi đến 11 tuổi chỉ nên chơi trò chơi điện tử mỗi tuần 1 giờ, khi đó các em sẽ đạt được kĩ năng vận động tốt hơn và thành tích học tập cao hơn.

Nếu các em chơi trò chơi điện tử nhiều hơn 2 giờ mỗi tuần thì không những không đạt được ích lợi như kể trên mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và kết quả học tập.

Em nên cùng người thân đặt thời gian biểu cho các hoạt động giải trí trong một tuần. Em có thể tham khảo các hoạt động giải trí như: thể thao, đọc sách, trò chơi dân gian, trò chơi điện tử, vẽ tranh, hát múa, …

Xem bài giải trước: Bài 37: Em làm được những gì?
Xem bài giải tiếp theoBài 39: Thực hành và trải nghiệm
Xem các bài giải khácGiải Bài Tập SGK Toán Lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

5 1 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x