Bài 37 Phép nhân

Bài 37 Phép nhân trang 3 Vở bài tập toán lớp 2 tập 2 NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

Tiết 1

1:

 b) Viết vào chỗ chấm (theo mẫu):

3 × 7 = …………………………Vậy: ……………..

3 × 8 = …………………………Vậy: ……………..

Trả lời:

Em thấy 3 + 3 + 3 + 3 = 12, trong tổng trên 3 được lấy 4 lần nên ta có thể viết là 3 × 4 = 12. Em thấy kết quả của phép cộng và phép nhân trên là bằng nhau (=12).

Tương tự em tính được 3 + 3 + 3 = 9, trong tổng trên 3 được lấy 3 lần nên số cần điền vào ô trống thứ nhất là 3, số cần điền vào ô trống thứ hai bằng kết quả phép cộng trên là 9 (3 x 3 = 9), tương tự em thực hiện cho các ý khác. Em điền được như sau:

b) Phép nhân 3 × 7 biểu thị phép cộng 3 được lấy 7 lần nên em có thể viết thành 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 21. Nên 3 × 7 = 21

Em làm tương tự với 3 × 8. Em trình bày như sau: 

3 × 7 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 21

Vậy: 3 × 7 = 21.

3 × 8 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 24

Vậy: 3 × 8 = 24.

2: Nối (theo mẫu):

Trả lời:

Quan sát mẫu em thấy: 5 chấm tròn được lấy 3 lần, em được phép tính nhân 5 × 3.

Quan sát hính thứ hai em thấy: 10 chấm tròn được lấy 2 lần, em được phép tính nhân 10 × 2.

có 2 tấm thẻ, mỗi tấm thẻ có 10 hình tròn, ta có thể nói 10 hình tròn được lấy 2 lần, hay viết là 10 × 2.

Tương tự với các hình còn lại, em nối như sau:

3: Số?

Bài giải

Số quạt có tất cả là:

3 x = (cánh quạt)

Đáp số: cánh quạt

Trả lời:

Quan sát tranh em thấy, có 4 cái quạt, mỗi cái quạt có 3 cánh, tức là 3 cánh quạt được lấy 4 lần nên ta có 3 × 4 = 12. Số cần điền vào ô trống là 4 và 12.

Tiết 2

1: a) Viết phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép nhân (theo mẫu).

Phép cộngPhép nhân
2 + 2 + 2 + 2 = 82 × 4 = 8
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 16

b) Viết phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng nhau (theo mẫu).

Phép nhânPhép cộng
2 × 5 = 102 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
3 × 6 = 18
4 × 5 = 20

Trả lời:

a) Quan sát mẫu em thấy: trong phép cộng 2 + 2 + 2 + 2 = 8, số 2 được lấy 4 lần, nên em có thể viết thành phép nhân 2 × 4 = 8

Trong phép cộng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 12, số 2 được lấy 6 lần, nên em có thể viết thành phép nhân 2 × 6 = 12

Trong phép cộng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 16, số 2 được lấy 8 lần, nên em có thể viết thành phép nhân 2 × 8 = 16

Em điền vào bảng như sau:

Phép cộngPhép nhân
2 + 2 + 2 + 2 = 82 × 4 = 8
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 122 × 6 = 12 
2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 162 × 8 = 16

b) Quan sát mẫu em thấy: phép nhân 2 × 5 = 10 được hiểu là số 2 được lấy 5 lần, nên ta có thể viết lại thành phép cộng: 

2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10

Phép nhân 3 × 6 = 18 được hiểu là số 3 được lấy 6 lần, nên ta có thể viết lại thành phép cộng:

3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18

Phép nhân 4 × 5 = 20 được hiểu là số 4 được lấy 5 lần, nên ta có thể viết lại thành phép cộng: 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20

Em điền vào bảng như sau:

Phép nhânPhép cộng
2 × 5 = 102 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
3 × 6 = 183 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18
4 × 5 = 204 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20

2: Nối (theo mẫu).

Tìm số chân của mỗi nhóm các con vật.

Trả lời:

Có 6 con thỏ, mỗi con thỏ có 4 chân, tức là 4 chân được lấy 6 lần, nên em có phép nhân 4 × 6 và kết quả bằng 24. 

Có 5 con chim, mỗi con chim có 2 chân, tức là 2 chân được lấy 5 lần, nên em có phép nhân 2 × 5 và kết quả bằng 10. 

Có 4 con bọ, mỗi con có 6 chân, tức là 6 chân được lấy 4 lần, nên em có phép nhân 6 × 4 và kết quả bằng 24. 

Có 2 con nhện, mỗi con nhện có 8 chân, tức là 8 chân được lấy 2 lần, nên em có phép nhân 8 × 2 và kết quả bằng 16.

Có 3 con bọ cánh cứng, mỗi con bọ có 6 chân, tức là 6 chân được lấy 3 lần, nên em có phép nhân 6 × 3 và kết quả bằng 18.

Em có kết quả:

3: Tính (theo mẫu).

Mẫu: 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12. Vậy: 3 x 4 = 12

a) 5 × 3 = ……………………………=……

Vậy: 5 × 3 = …………

b) 3 × 5 = ……………………………=……

Vậy: 3 × 5 = …………

c) 6 × 3 = ……………………………=……

Vậy: 6 × 3 = …………

Trả lời:

Phân tích mẫu em thấy: phép nhân 3 x 4, 3 được lấy 4 lần, em được phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 12, kết quả phép nhân 3 x 4 cũng bằng 12.

Phép nhân 5 × 3 có nghĩa là 5 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 5 + 5 + 5 và bằng 15. 

Phép nhân 3 × 5 có nghĩa là 3 được lấy 5 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 3 + 3 + 3 + 3 + 3 và bằng 15.

Phép nhân 6 × 3 có nghĩa là 6 được lấy 3 lần nên ta viết lại thành phép cộng: 6 + 6 + 6 và bằng 18.

Em điền được như sau:

a) 5 × 3 = 5 + 5 + 5 = 15.

Vậy: 5 × 3 = 15.

b) 3 × 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15.

Vậy: 3 × 5 = 15.

c) 6 × 3 = 6 + 6 + 6 = 18.

Vậy: 6 × 3 = 18.

2: Số?

Mỗi con bọ rùa có 6 chân. Hỏi 3 con bọ rùa có bao nhiêu chân?

Trả lời:

Mỗi con bọ rùa có 6 chân, mà có 3 con như thế, tức là 6 chân được lấy 3 lần, viết là: 6 × 3 và kết quả bằng 18. Vậy số cần điền vào ô trống lần lượt là 3 và 18.

Bài 37 Phép nhân Bài 37 Phép nhân Bài 37 Phép nhân

Xem bài giải trước: Bài 36. Ôn tập chung
Xem bài giải tiếp theo: Bài 38. Thừa số, tích
Xem các bài giải khác: https://bumbii.com/giai-bai-tap-toan-lop-2-nxb-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song/

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x