Bài 34: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị mi-li-mét, gam, mi-li-lít, độ C trang 82 Vở bài tập toán lớp 3 tập 1 NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.
Tiết 1
1: Đo chiều cao các quân cờ rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm.
Lời giải:
Dùng thước thẳng đo, ta điền được như sau:
2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả thích hợp.
a) Quân xe trong bộ cờ vua cân nặng khoảng:
A. 10 g B. 1 kg
b) Gói đường cân nặng khoảng:
A. 10 g B. 1 kg
c) Quả tạ tay cân nặng khoảng:
A. 500 g B. 5 kg
Lời giải:
a) Quân xe trong bộ cờ vua không thể cân nặng 1 kg được, nó nặng khoảng: 10 g.
Em khoanh vào A.
b) Gói đường cân nặng khoảng 10 g thì quá ít, nó nặng khoảng 1 kg.
Em khoanh vào B.
c) Quả tạ tay cân nặng khoảng: 500 g.
Em khoanh vào A.
3: Sử dụng nhiệt kế, em hãy đo nhiệt độ không khí vào một ngày trong tuần rồi điền vào bảng sau.
Ngày | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ nhật |
Nhiệt độ |
Lời giải:
Em thực hành đo và điền vào bảng, em tham khảo bảng bên dưới như sau:
Ngày | Thứ Năm | Thứ Sáu | Thứ Bảy | Chủ nhật |
Nhiệt độ | 36oC | 35,5oC | 36oC | 37oC |
4: Mai có quả cân 100 g và quả quân 200 g, cùng một chiếc cân thăng bằng. Bạn ấy có một túi gạo 1 kg. Với một lần cân, em hãy chỉ cách giúp Mai lấy ra:
a) 300 g gạo.
b) 700 g gạo.
Lời giải:
Đổi: 1 kg = 1 000 g
a) Mai để một quả cân 100 g, một quả cân 200 g lên một bên đĩa cân.
Mai để từ từ gạo lên đĩa cân còn lại cho đến khi cân ở trạng thái cân bằng.
Số gạo trong đĩa cân chính là 300g gạo cần lấy.
b) Làm như câu a. Số gạo còn lại trong bao chính là 700 g gạo Mai cần lấy.
Tiết 2
1: Đọc số đo nhiệt độ ở mỗi nhiệt kế sau rồi viết kết quả vào chỗ chấm.
Lời giải:
Em quan sát vạch chia độ trên nhiệt kế và điền được như sau:
2: Nối mỗi vật với cân nặng thích hợp trong thực tế.
Lời giải:
Em có 20 kg > 2 kg > 20 g.
Vật nặng nhất là xe đạp trẻ em nặng 20 kg.
Vật nhẹ nhất là bút máy nặng 20g.
Vật còn lại là máy tính xách tay nặng 2 kg.
Ta nối được như sau:
3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
a) Ca …… đựng nhiều nước nhất.
b) Hai ca ….. và ….đựng tất cả 500 ml nước.
c) Ca A đựng nhiều hơn ca D ……ml nước.
Lời giải:
a) Ca A đựng nhiều nước nhất
b) Hai ca B và C đựng tất cả 500 ml nước. (vì 200 + 300 = 500)
c) Ca A đựng nhiều hơn ca D 350ml nước. (vì 500 – 150 = 350)
4: Dùng hai cái ca loại 250 ml và 100 ml, hãy tìm cách lấy ra được đúng 50 ml nước từ chậu nước.
Lời giải:
Cách 1:
Em dùng ca 250 ml múc đầy nước.
Em đổ từ ca 250 ml qua cho đầy ca 100 ml (lần 1), lúc này trong ca 250 ml còn lại 250 ml – 100 ml = 150 ml.
Em đổ hết nước ở ca 100 ml đi.
Em tiếp tục đổ từ ca 250 ml qua cho đầy ca 100 ml (lần 2), lúc này trong ca 250 ml còn lại 150 ml – 100 ml = 50 ml.
Ta lấy được 50 ml.
Cách 2:
Em dùng ca 100 ml múc đầy nước (lần 1), đổ hết vào ca 200 ml, lúc này trong ca có 100 ml.
Em dùng ca 100 ml múc đầy nước (lần 2), đổ hết vào ca 200 ml, lúc này trong ca có 100 + 100 = 200 ml.
Em dùng ca 100 ml múc đầy nước (lần 3), đổ vào ca 200 ml, lúc này ca 200 ml chỉ chứa thêm được 50 ml. Vậy trong ca 100 ml còn lại 50 ml.
Ta lấy được 50 ml.
Bài 34: Thực hành và trải nghiệm
Xem bài giải trước: Bài 33: Nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ
Xem bài giải tiếp theo: Bài 35: Luyện tập chung
Xem các bài giải khác: https://bumbii.com/giai-bai-tap-toan-lop-3-nxb-ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song/
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!