Bài 3. Thực hành: khai thác thông tin số SBT

Thực hành khai thác thông tin số SBT 8 trang 9 Tin Học lớp 8 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Bài 3. Thực hành: khai thác thông tin số.

Câu 3.1

Công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số bao gồm những gì?

A. Internet, trình duyệt, máy tìm kiếm và ứng dụng từ điển.

B. Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử và phần mềm trình chiếu.

C. Phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh, video và ngôn ngữ tự nhiên.

D. Tất cả những công cụ trên.

Đáp án: Phương án D.

Hầu hết các phần mềm ứng dụng đều được xem là công cụ thực hiện chức năng tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số.

Câu 3.2

Em nghe nói rằng bộ nhớ ngoài hay thiết bị lưu trữ (data storage) đầu tiên của máy tính là những tấm bìa đục lỗ (punched cards), vốn được sử dụng trong máy dệt (loom). Em hãy cho biết cụm từ khoá nào sau đây giúp em tìm thấy thông tin đáng tin cậy hơn cả về nội dung đó.

A. bộ nhớ máy dệt bìa đục lỗ.

B. “bộ nhớ” “máy dệt” “bìa đục lỗ”.

C. “punched cards” “data storage”.

D. “punched cards” “lịch sử bộ nhớ”.

Đáp án: Phương án C.

Tìm kiếm là một kĩ năng, có thể được phát triển thông qua thực nghiệm. Bằng thực nghiệm, tìm kiếm với những từ khoá đã cho, em sẽ tìm ra từ khoá đem lại nội dung cần tìm kiếm.

Câu 3.3

Em hãy đưa ra một gợi ý khác cho cụm từ khoá để tìm kiếm thông tin được nói tới trong Câu 3.2.

Đáp án: Ví dụ gợi ý khác chọ cụm từ khoá để tìm kiếm thông tin trong câu 3.2:

– “Thiết bị lưu trữ đầu tiên của máy tính”

– “Bộ nhớ ngoài đầu tiên của máy tính”.

Câu 3.4

Từ nào sau đây xuất hiện nhiều nhất cùng với từ “tìm kiếm”, thuật ngữ được sử dụng để nói về việc tra cứu thông tin trên Internet?

A. Trang web.

B. Từ khoá.

C. Báo cáo.

D. Biểu mẫu.

Đáp án: Phương án B.

Để thực hiện “tìm kiếm” với ý nghĩa “tra cứu thông tin trên Internet”, “từ khoá” là yếu tố quan trọng nhất.

Câu 3.5

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin trên Internet.

B. Bạn không bao giờ nên tin bất cứ điều gì bạn đọc trực tuyến.

C. Không cần phải kiểm tra lại thông tin từ các trang web tin tức.

D. Chỉ có hai loại thông tin: hoàn toàn đáng tin cậy hoặc hoàn toàn bịa đặt.

Đáp án:

Phương án A.

Không thể khẳng định thông tin nhận được trong môi trường kĩ thuật số luôn đúng (phương án C) hay luôn sai (phương án B).

Mặt khác, thông tin số có độ tin cậy rất khác nhau, nghĩa là không chỉ được phân chia thành hai loại (phương án D).

Câu 3.6

Ví dụ nào sau đây nói về thông tin có độ tin cậy thấp? Tại sao?

A. Bảng xếp hạng doanh thu âm nhạc.

B. Bài bình luận về một CD âm nhạc.

C. Một bộ sưu tập các bản nhạc cũ.

D. Giá bán một CD âm nhạc thời xưa.

Đáp án: Phương án B.

Các phương án A, C, D đều là những đối tượng khách quan hoặc là những giá trị được xác định bằng các phương tiện kĩ thuật.

Phương án B có mức độ tin cậy thấp hơn vì đó là quan điểm hay ý kiến cá nhân.

Câu 3.7

Để tìm hiểu thông tin về một sự kiện đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trang thông tin nào dưới đây được xem là đáng tin cậy nhất?

A. Trang thông tin có địa chỉ kết thúc bằng .gov.vn.

B. Trang thông tin có nội dung giống những gì em đang nghĩ.

C. Trang thông tin không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện.

D. Trang thông tin có nội dung gây xúc động lòng người.

Đáp án: Phương án C.

Đối với một sự kiện đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trang thông tin “không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện” là đáng tin cậy nhất vì không chứa quan điểm, thành kiến hay xúc cảm cá nhân.

Câu 3.8

Bài tập nhóm: Hãy lập nhóm để tìm kiếm, chia sẻ thông tin và đánh giá độ tin cậy của thông tin về chủ đề: Đóng góp của Alan Turing đói với sự ra đời của Khoa học máy tính.

Đáp án:

Thực hiện các bước sau:

– Lập nhóm từ ba đến năm người để cùng tìm hiểu và trao đồi thông tin.

– Mỗi thành viên trong nhóm tìm kiếm và đánh giá mức độ đáng tin cậy của thông tin về Turing.

– Chia sẻ trong nhóm về nội dung mỗi thành viên tìm hiểu được và độ tin cậy của chúng.

– Đưa ra kết luận sau hoạt động chia sẻ: Alan Mathoson Turing (1912 – 1954) là nhà toán học, lôgic học và mật mã học người Anh. Đóng góp của Turing đối với sự ra đời của Khoa học máy tính là những nghiên cứu về thuật toán và mô hình máy tính thực hiện được tất cả những gì tính được bằng thuật toán. Ông được xem là cha đẻ của ngành Khoa học máy tính.

Câu 3.9

Với chủ đề: Điểm khác biệt giữa kiến trúc Von Neumann và kiến trúc Harvard, em hãy thực hiện các yêu câu sau:

a) Hãy nêu một từ khoá để tìm kiếm nội dung theo chủ đề đã cho.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy hữu ích để xây dựng nội dung.

c) Sử dụng một số công cụ để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Đáp án:

a) Chọn từ khoá để tìm kiếm, chẳng hạn “kiến trúc Harvard và kiến trúc Von Neumann” hay “Harvard architecture vs Von Neumann”.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy đáng tin cậy. Có thể chọn xem hình vẽ cho dễ hiểu.

c) Sử dụng các công cụ như từ điển, công cụ xử lí hình ảnh, phần mềm soạn thảo văn bản hay phần mềm trình chiếu… để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Câu 3.10

Với chủ đề: Lập trình viên đầu tiên trong lịch sử phát triển máy tính, em hãy thực hiện các yêu câu sau:

a) Hãy nêu một từ khoá để tìm kiếm nội dung theo chủ đề đã cho.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy hữu ích để xây dựng nội dung.

c) Sử dụng một số công cụ để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Đáp án:

Sáng chế của Babbage về mô hình máy tính tự động đa năng gắn liền với tên tuổi Ada Lovelace (1815 – 1852), con gái nhà thơ lãng mạn người Anh George Gordon Byron (1788 – 1824). Bà đã công bố thuật toán đầu tiên cho một trong những chiếc máy của ông nên được coi là lập trình viên máy tính đầu tiên trong lịch sử. Tên của bà được đặt cho một ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ ADA.

Gợi ý làm bài:

a) Có thể lấy cụm từ đặc biệt như “nữ lập trình viên đầu tiên” làm từ khoá.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy đáng tin cậy đề xây dựng nội dung.

c) Sử dụng các phần mềm ứng dụng cần thiết để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Câu 3.11

Em biết rằng có nhiều nghề nghiệp có chuyên môn thuộc lĩnh vực tin học nhưng em không có đủ thông tin để có thể cân nhắc và lựa chọn một nghề đề theo đuổi. Hãy sử dụng máy tìm kiếm đề thu thập và tạo một danh sách những nghề nghiệp trong tin học, càng nhiều càng tốt. Những từ khoá nào cho phép em tìm kiếm và lập được danh sách đó?

Đáp án:

Ban đầu, có thể sử dụng cụm từ tiếng Việt hoặc tiếng Anh làm từ khoá.

Chẳng hạn, “nghề nghiệp trong tin học” hay “careers in computing”.

Sau khi tìm kiếm có thể đề xuất những từ khoá khác, rút ra kinh nghiệm trong việc lựa chọn từ khoá.

Câu 3.12

Em hãy lựa chọn một nghề nghiệp trong danh sách lập được ở Câu 3.11 và mô tả một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và dễ hiểu nhất có thể được về nghề nghiệp đó. Trình bày kết quả trước một nhóm bạn.

Đáp án:

Đánh giá độ tin cậy của nguồn tin bằng cách: xác định nguồn thông tin, phân biệt quan điểm hay sự kiện, kiểm tra chứng cứ của các kết luận và đánh giá tính thời sự của thông tin.

Ví dụ: Ngành “thiết kế đồ hoạ” hay “graphic design”

Ngành Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng, đi vào lòng người.

Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp hình ảnh chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.

Câu 3.13

Em có biết phần mềm nào có thể giúp em trả lời hầu hết các câu hỏi trên không? Hãy trình bày một mô tả ngắn gọn về phần mềm đó với khoảng 300 từ.

Đáp án: Gợi ý:

Hiện nay có những mô hình xử lí ngôn ngữ, dựa trên những tiến bộ của trí tuệ nhân tạo, nhận yêu cầu của người dùng và trả lại kết quả phù hợp với quan điểm của họ như ChatGPT của OpenAI.

Xem các bài giải khác tại Giải Bài tập SBT Tin Học Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x