Bài 27. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số

Chương 7 – Bài 27. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số trang 44 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 2 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

7.18. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y cho bởi các bảng sau. Đại lượng y có phải là một hàm số của x không?

Giải

a) Đại lượng y là hàm số của x vì với mỗi giá trị của x (x ∈ {-3; -1; 0; 2; 4}) ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y (y luôn bằng 1).

b) Đại lượng y không là hàm số của x vì với x = 1 ta xác định được hai giá trị tương ứng của y là y = 1 và y = 2.

\(\)

7.19. Cho hàm số \(y=f(x)=\displaystyle\frac{4}{x}.\)

a) Tính \(f(-4);\ f(8).\)

b) Hoàn thành bảng sau vào vở:

Giải

a) Ta có \(f(-4)=\displaystyle\frac{4}{-4}=-1;\)

\(f(8)=\displaystyle\frac{4}{8}=\displaystyle\frac{1}{2}.\)

b)

\(x\)\(-2\)\(-1\)\(2\)\(3\)\(\displaystyle\frac{1}{2}\)
\(y = f(x)\)\(-2\)\(-4\)\(2\)\(\displaystyle\frac{4}{3}\)\(8\)

\(\)

7.20. a) Xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D trong Hình 7.8.

b) Xác định các điểm E (0;-2) và F (2;-1) trong Hình 7.8.

Giải

a) Tọa độ của các điểm: A(-3;4), B(-2;-2), C(1;-3), D(3;0).

b)

\(\)

7.21 Hàm số y = f(x) được cho bởi bảng sau:

Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x).

Giải

\(\)

7.22. Cân nặng và tuổi của bốn bạn An, Bình, Hưng, Việt được biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ như Hình 7.9.

(Do số liệu về tuổi và cân nặng rất chênh lệch nên trong Hình 7.9, ta đã lấy một đơn vị dài trên trục tung bằng 5 lần đơn vị dài trên trục hoành).

Hãy cho biết:

a) Ai là người nặng nhất và nặng bao nhiêu?

b) Ai là người ít tuổi nhất và bao nhiêu tuổi?

c) Bình và Việt ai nặng hơn và ai nhiều tuổi hơn?

d) Thay dấu “?” bằng số thích hợp để hoàn thành bảng sau vào vở:

Theo bảng đã hoàn thành, cân nặng có phải hàm số của tuổi không? Vì sao?

Giải

a) Hưng là người nặng nhất, nặng 50 cân.

b) An là người ít tuổi nhất, 11 tuổi.

c) Bình nặng hơn Việt và Bình kém tuổi hơn Việt.

d)

TênAnBìnhHưngViệt
Tuổi11131414
Cân nặng (kg)35454050

Theo bảng đã hoàn thành, cân nặng không phải là hàm số của x.

\(\)

7.23.  Hình 7.10 là đồ thị của hàm số mô tả nhiệt độ T (°C) tại các thời điểm t (giờ) của một thành phố ở châu Âu từ giữa trưa đến 6 giờ tối.

a) Tìm T(1), T(2), T(5) và giải thích ý nghĩa các con số này.

b) Trong hai giá trị T(1) và T(4), giá trị nào lớn hơn?

c) Tìm t sao cho T(t) = 5.

d) Ttrong khoảng thời gian nào thì nhiệt độ cao hợn 5°C?

Giải

a) T(1) = 6, T(2) = 8, T(5) = 4.

Ý nghĩa: Trong khoảng thời gian 1 giờ trưa thì nhiệt độ là 6°C.

Trong khoảng thời gian 2 giờ trưa thì nhiệt độ là 8°C.

Trong khoảng thời gian 5 giờ trưa thì nhiệt độ là 4°C.

b) Trong hai giá trị T(1) và T(4), giá trị T(1) lớn hơn.

c) Trong khoảng thời gian 1h đển 3h trưa thì nhiệt độ cao hơn 5°C.

\(\)

Xem bài giải trước: Luyện tập chung

Xem bài giải tiếp theo: Bài 28. Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×