Bài 25. Nhị thức Newton

Bài \(25\). Nhị thức Newton trang \(72\) SGK toán lớp \(10\) tập \(2\) Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

Bài \(8.12\). Khai triển các đa thức:
\(a)\) \((x \ – \ 3)^4\);
\(b)\) \((3x \ – \ 2y)^4\);
\(c)\) \((x + 5)^4 + (x \ – \ 5)^4\);
\(d)\) \((x \ – \ 2y)^5\).

Trả lời:

\(a)\) \((x \ – \ 3)^4 = x^4 + 4. x^3. (\ – \ 3) + 6. x^2. (\ – \ 3)^2\)

\( + 4. x. (\ – \ 3)^3 + (\ – \ 3)^4\)

\(= x^4 \ – \ 12x^3 + 54x^2 \ – \ 108x + 81\)

\(b)\) \((3x \ – \ 2y)^4 = (3x)^4 + 4. (3x)^3. (\ – \ 2y)\)

\( + 6. (3x)^2. (\ – \ 2y)^2 + 4. 3x. (\ – \ 2y)^3 + (\ – \ 2y)^4\)

\(= 81x^4 \ – \ 216x^3y + 216x^2y^2 \ – \ 96xy^3 + 16y^4\)

\(c)\) \((x + 5)^4 + (x \ – \ 5)^4\)

\(= (x^4 + 4x^3. 5 + 6x^2. 5^2 + 4x. 5^3 + 5^4)\)

\(+ (x^4 + 4x^3. (\ – \ 5) + 6x^2. (\ – \ 5)^2 + 4x. (\ – \ 5)^3 + (\ – \ 5)^4)\)

\(= (x^4 + x^4) + (20x^3 \ – \ 20x^3) + (150x^2 + 150x^2)\)

\(+ (500x \ – \ 500x) + (625 + 625)\)

\(= 2x^4 + 300x^2 + 1250\)

\(d)\) \((x \ – \ 2y)^5 = x^5 + 5x^4. (\ – \ 2y) + 10x^3. (\ – \ 2y)^2\)

\(+ 10x^2. (\ – \ 2y)^3 + 5x. (\ – \ 2y)^4 + (\ – \ 2y)^5\)

\(= x^5 \ – \ 10x^4y + 40x^3y^2 \ – \ 80x^2y^3 + 80xy^4 \ – \ 32y^5\)

\(\)

Bài \(8.13\). Tìm hệ số của \(x^4\) trong khai triển của \((3x \ – \ 1)^5\).

Trả lời:

Số hạng chứa \(x^4\) trong khai triển \((3x \ – \ 1)^5\) là: \(5. (3x)^4. (\ – \ 1) = \ – \ 405x^4\)

Vậy hệ số của \(x^4\) trong khai triển \((3x \ – \ 1)^5\) là \(\ – \ 405\)

\(\)

Bài \(8.14\). Biểu diễn \((3 + \sqrt{2})^5 \ – \ (3 \ – \ \sqrt{2})^5\) dưới dạng \(a + b\sqrt{2}\) với \(a, b\) là các số nguyên.

Trả lời:

Ta có:

\((3 + \sqrt{2})^5 = 3^5 + 5. 3^4. \sqrt{2} + 10. 3^3. (\sqrt{2})^2\)

\(+ 10. 3^2. (\sqrt{2})^3 + 5. 3. (\sqrt{2})^4 + (\sqrt{2})^5\)

\(= 3^5 + 5. 3^4. \sqrt{2} + 10. 3^3. 2 + 10. 3^2. 2\sqrt{2}\)

\(+ 5. 3. 4 + 4\sqrt{2}\)

\((3 \ – \ \sqrt{2})^5 = 3^5 + 5. 3^4. (\ – \ \sqrt{2}) + 10. 3^3. (\ – \ \sqrt{2})^2\)

\(+ 10. 3^2. (\ – \ \sqrt{2})^3 + 5. 3. (\ – \ \sqrt{2})^4 + (\ – \ \sqrt{2})^5\)

\(= 3^5 \ – \ 5.3^4. \sqrt{2} + 10.3^3. 2 \ – \ 10. 3^2. 2\sqrt{2} + 5.3. 4 \ – \ 4\sqrt{2}\)

Suy ra:

\((3 + \sqrt{2})^5 \ – \ (3 \ – \ \sqrt{2})^5\)

\( = 2. (5. 3^4. \sqrt{2} + 10. 3^2. 2\sqrt{2} + 4\sqrt{2})\)

\(= 2. 589\sqrt{2} = 1178\sqrt{2} = 0 + 1178\sqrt{2}\)

Vậy biểu diễn \((3 + \sqrt{2})^5 \ – \ (3 \ – \ \sqrt{2})^5\) dưới dạng \(a + b\sqrt{2}\) với \(a, b\) là các số nguyên ta được: \(0 + 1178\sqrt{2}\)

\(\)

Bài \(8.15\). \(a)\) Dùng hai số hạng đầu tiên trong khai triển của \((1 + 0,02)^5\) để tính giá trị gần đúng của \(1,02^5\).
\(b)\) Dùng máy tính cầm tay tính giá trị của \(1,02^5\) và tính sai số tuyệt đối của giá trị gần đúng nhận được ở câu \(a\).

Trả lời:

\(a)\) Ta có: \((1 + 0,02)^5 = 1^5 + 5. 1^4. 0,02 + 10. 1^3. 0,02^2\)

\( + 10. 1^2. 0,02^3 + 5. 1. 0,02^4 + 0,02^5\)

Suy ra: \(1,02^5 = (1 + 0,02)^5 \approx 1^5 + 5. 1^4. 0,02 = 1,1\)

\(b)\) Sử dụng máy tính cầm tay ta tính được \(1,02^5 \approx 1,104080803\)

Suy ra sai số tuyệt đối của giá trị gần đúng là:

\(\Delta = |1,104080803 \ – \ 1,1| = 0,004080803 < 0,005\)

Vậy sai số tuyệt đối là \(0,005\)

\(\)

Bài \(8.16\). Số dân của một tỉnh ở thời điểm hiện tại là khoảng \(800\) nghìn người. Giả sử rằng, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của tỉnh đó là r %.
\(a)\) Viết công thức tính số dân của tỉnh đó sau \(1\) năm, sau \(2\) năm. Từ đó suy ra công thức tính số dân của tỉnh đó sau \(5\) năm nữa là \(P = 800 \left(1 + \displaystyle \frac{r}{100} \right)^5\) (nghìn người).
\(b)\) Với \(r = 1,5 %\), dùng hai số hạng đầu trong khai triển của \((1 + 0,015)^5\), hãy ước tính số dân của tỉnh đó sau \(5\) năm nữa (theo đơn vị nghìn người).

Trả lời:

\(a)\) Số dân của tỉnh đó sau \(1\) năm là:

\(P_1 = 800 + 800. r% = 800. (1 + r%)\)

\(= 800. (1 + \displaystyle \frac{r}{100})\) (nghìn người)

Số dân của tỉnh đó sau \(2\) năm là:

\(P_2 = P_1 + P_1. r% = P_1. (1 + r%)\)

\( = 800. (1 + \displaystyle \frac{r}{100}). (1 + \displaystyle \frac{r}{100}) = 800.(1 + \displaystyle \frac{r}{100})^2\) (nghìn người)

Suy ra công thức tính số dân của tỉnh đó sau \(5\) năm nữa là:

\(P_5 = 800. (1 + \displaystyle \frac{r}{100})^5\) (nghìn người)

\(b)\) Với \(r = 1,5\) ta có: \(\displaystyle \frac{r}{100} = \displaystyle \frac{1,5}{100} = 0,015\)

Suy ra khai triển:

\((1 + 0,015)^5 = 1^5 + 5. 1^4. 0,015 + 10. 1^3. 0,015^2\)

\(+ 10. 1^2. 0,015^3 + 5. 1. 0,015^4 + 0,015^5\)

Do đó: \((1 + 0,015)^5 \approx 1^5 + 5. 1^4. 0,015\)

\(= 1, 075\)

Suy ra số dân của tỉnh đó sau \(5\) năm nữa là:

\(P_5 = 800. (1 + 0,015)^5 \approx 800. 1,075\)

\( = 860\) (nghìn người)

Vậy số dân của tỉnh đó sau \(5\) năm nữa là khoảng \(860\) nghìn người.

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 24 – Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương VIII
Xem các bài giải khác: Giải bài tập SGK Toán Lớp 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×