Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng

Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng trang 33 SGK Tin Học lớp 7Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số. Bài 2. Ứng xử tránh rủi ro trên mạng.

KHỞI ĐỘNG

Em hãy trả lời hai câu hỏi sau:

1) Nghiện game, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quả gì?

2) Em tự đánh giá mình có nguy cơ bị nghiện game, nghiện mạng xã hội không?

Đáp án:

1) Những hậu quả khi nghiện game, nghiện mạng xã hội:

– Suy kiệt sức khoẻ, chơi game liên tục nhiều ngày, dẫn đến tử vong. Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.

– Sử dụng mạng xã hội nhiều, mất kiểm soát bản thân, chỉ sống trong không gian ảo hơn ngoài đời thực. Từ đó trở nên rụt rè, thiếu tự tin vì không có trải nghiệm và kĩ năng thực tế tối thiểu.

2) Hs tự trả lời.

PHÒNG TRÁNH TÁC HẠI CỦA INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI

Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ.

Hãy tuân theo qui định hạn chế của bố, mẹ hoặc tự đặt ra một khung giờ hạn chế mỗi ngày dành cho chơi game hay lên mạng và tự giác thực hiện.

PHÒNG TRÁNH RỦI RO TỪ INTERNET

Hoạt động. Trả lời các câu hỏi sau:

1) Thế nào là dụ dỗ và bắt nạt trên mạng?

2) Em có thể phòng tránh việc bị dụ dỗ và bắt nạt như thế nào?

3) Em sẽ làm gì khi bị đe doạ trên mạng?

Đáp án:

1) Một số dấu hiệu của hành vi dụ dỗ, hành vi bắt nạt trên mạng:

– Đăng tin dụ dỗ mời đăng kí hoặc nhấn vào đường liên kết để nhận quà tặng hấp dẫn, tâm sự trực tiếp, lôi kéo em đăng hình, trò chuyện nhạy cảm.

– Đăng tin đe doạ, bôi xấu hình ảnh một cá nhân lên mạng, kêu gọi mọi người cùng tẩy chay người đó, công khai những nội dung riêng tư làm ảnh hưởng cuộc sống của nạn nhân.

2) Cảnh giác, phòng tránh ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị dụ dỗ và bắt nạt. Cần thận trọng, bình tĩnh đọc kĩ tin tức khi tham gia mạng xã hội, không cả tin, hùa theo những tin tức giật gân, sai sự thật trên mạng.

3) Nhờ người thân giúp đỡ.

KHÔNG VI PHẠM PHÁP LUẬT KHI DÙNG INTERNET

Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi truỵ.

Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng.

LUYỆN TẬP

Hãy nêu cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật vừa kể trên.

Đáp án: Cách phòng tránh các tác hại, rủi ro và nguy cơ vi phạm pháp luật

1. Đừng để game, mạng xã hội biến mình thành nô lệ.

2. Cảnh giác với kẻ dụ dỗ và bắt nạt.

3. Không bắt nạt, tiếp tay cho kẻ bắt nạt.

4. Không lan truyền tin giả, bài viết xuyên tạc sự thật, hình ảnh đồi truỵ.

5. Đừng vô tình “ăn cắp” trên không gian mạng.

VẬN DỤNG

Câu 1. Em cần làm gì khi bị đe doạ tung hình ảnh lên mạng Inernet?

Đáp án: Hãy nói với người than mà em tin tưởng để được giúp đỡ.

Câu 2. Em cần làm gì khi muốn dùng một tấm ảnh đẹp, một đoạn văn hay trên Internet?

Đáp án: Cần nêu rõ tấm ảnh đẹp, đoạn văn hay đó được lấy từ đâu và trích dẫn nguyên vẹn, không làm biến dạng, thay đổi nội dung.

CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA

Câu 1. Internet có thể gây tác hại gì?

Đáp án: Với lứa tuổi HS THCS, Internet có thể dẫn đến nghiện game, nghiện mạng xã hội, dẫn đến các tác hại từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng như:

– Lãng phí thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập.

– Nghiện sống ảo, xa rời thực tế cuộc sống, thiếu kinh nghiệm ứng xử cần thiết.

– Sa sút sức khoẻ, thậm chí dẫn đến tử vong.

Câu 2. Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet là gì?

Đáp án: Các rủi ro có thể xảy ra khi dùng Internet:

– Nghiện game, nghiện mạng xã hội.

– Bị dụ dỗ và bắt nạt qua mạng.

– Vô tình vi phạm các quy định pháp luật.

Câu 3. Điều gì có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet?

Đáp án: Một số ví dụ các trường hợp có thể dẫn đến vi phạm pháp luật khi dùng Internet:

– Phát tán, chuyển tiếp tin giả, sai sự thật một cách vô ý thức.

– Sử dụng các nội dung không được cho phép.

Xem thêm các bài khác tại Giải sách bài tập tin học lớp 7 – NXB Cánh Diều

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x