Bài 2. Thông tin trong môi trường số SGK

Bài thông tin trong môi trường số SGK 8 trang 11 Tin Học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Bài 2. Thông tin trong môi trường số.

KHỞI ĐỘNG

Hãy trao đổi với bạn và cho biết tại sao ngày nay, nhiều người thường tìm kiếm thông tin trên Internet thay vì trên sách, báo truyền thống.

Đáp án:

Tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, dễ dàng.

1. Đặc điểm của thông tin số

Câu hỏi

Câu 1. Hãy trao đổi với bạn và giải thích lí do thông tin trên Internet có những đặc điểm sau đây:

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú.

b) Thường xuyên được cập nhật.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu bồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy.

Đáp án:

a) Nguồn thông tin khổng lồ, đa dạng, phong phú:

Thông tin số có nhiều loại như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, …

b) Thường xuyên được cập nhật:

Nhiều tổ chức, cá nhân có thể tham gia cung cấp, chia sẻ; việc chia sẻ nhanh chóng, dễ dàng; có công cụ thu thập, xử lí, chuyển đổi, truyền thông tin hiệu quả, nhanh chóng.

c) Trao đổi dễ dàng, lan truyền nhanh chóng, khó thu bồi triệt để:

Thông tin trên Internet có thể sao chép dễ dàng, lưu trữ ở nhiều nơi như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Việc sao lưu có thể được thực hiện tự động bởi tính năng đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị, dịch vụ. Vì vậy, thông tin đã đưa lên mạng rất khó thu hồi triệt để.

d) Có thể tìm kiếm dễ dàng, nhanh chóng:

Thông tin trên Internet có thể được tìm thấy dễ dàng, nhanh chóng bằng máy tìm kiếm; công nghệ trí tuệ nhân tạo.

e) Có nguồn thông tin đáng tin cậy nhưng cũng có nguồn thông tin không thực sự đáng tin cậy:

Đối tượng đưa thông tin lên Internet rất đa dạng và mục đích chia sẻ thông tin cũng rất khác nhau. Thông tin chân thực ban đầu có thể bị làm sai lệch rồi tiếp tục phát tán vì động cơ, lợi ích riêng. Vì vậy, thông tin trên Internet có độ tin cậy rất khác nhau.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

a) Nhiều người có thể truy cập đồng thời.

b) Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

c) Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

d) Có thể truy cập từ xa.

Đáp án:

Đặc điểm b không thuộc về thông tin số: chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm là không đúng; nhiều người có thể truy cập thông tin đồng thời cùng một lúc, tại một thời điểm như trong một lớp học.

Đặc điểm a và d là hai đặc điểm của thông tin số.

2. Khai thác nguồn thông tin tin cậy

Câu hỏi

Câu 1. Thông tin trong những trường hợp nào sau đây là đáng tin cậy?

a) Thông tin trên website có tên miền là .gov.

b) Bài viết của một cá nhân đăng tải trên mạng xã hội với mục đích bôi nhọ người khác.

c) Bài viết hướng dẫn phòng tránh dịch bệnh trên trang web của cơ quan y tế.

d) Bài viết trên tài khoản mạng xã hội của một nhà báo có uy tín và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang web của Chính phủ.

Đáp án:

Phương án a, c, d.

Website có tên miền .gov (government) là trang web của cơ quan Chính phủ.

Bài viết trên tài khoảng mạng xã hội của một nhà báo có uy tính và có trích dẫn nguồn thông tin từ trang của Chính phủ là thông tin tin cậy.

Kinh nghiệm, sự hiểu biết, suy luận của người tiếp nhận thông tin có vai trò quan trọng trong việc xác định độ tin cậy của thông tin.

Câu 2. Có ý kiến cho rằng việc biết lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến này không? Tại sao? Nêu ví dụ minh hoạ.

Đáp án:

Đồng ý. Việc biết lựa chọn nguồn thông tin đáng tin cậy là rất quan trọng. Một số tình huống thông tin chính xác mang lại lợi ích, thông tin sai lệch gây hậu quả cho cá nhân, cộng đồng. Ví dụ tình huống thông tin dự báo thời tiết, lũ lụt, giông bão, dịch bệnh, cách phòng chống dịch bệnh,… các thông tin cần phải chính xác để giúp người dân biết cách phòng tránh, vượt qua các nguy hiểm do thời tiết hoặc dịch bệnh gây ra, hạn chế mức thấp nhất tổn thất có thể xảy ra.

LUYỆN TẬP

Câu 1

Em hãy nêu các đặc điểm của thông tin số.

Đáp án:

Đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều; được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân; có tính bản quyền; có độ tin cậy rất khác nhau; có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi và xử lí hiệu quả.

Câu 2

Em hãy nêu tầm quan trọng của việc biết khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy; nêu ví dụ minh hoạ.

Đáp án:

Một số yếu tố giúp nhận biết độ tin cậy của thông tin gồm: tác giả, nguồn thông tin, mục đích, cập nhật của bài viết, trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.

Xác định, khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy giúp ta có được thông tin đúng, từ đó có quyết định phù hợp

Ví dụ:

Khi xem tin tức về một cơn bão sắp ảnh hưởng tới đất nước của mình, ta nên dùng công cụ tìm kiếm các trang web có các thông tin đáng tin cậy như: trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn (nchmf.gov.vn); báo tuổi trẻ, báo vnexpress, … có các trích dẫn chính xác từ thông tin của trang web trung tâm dự báo kí tượng thuỷ văn trung ương.

VẬN DỤNG

Câu 1

Theo em, tại sao ngày nay nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức?

Đáp án:

Ngày nay nhiều người có thói quen đọc báo trên Internet để cập nhật tin tức. Vì:

– Tin tức, thông tin được cập nhật nhanh chóng, liên tục, mọi lúc mọi nơi, tất cả các sự kiện trên toàn thế giới.

– Chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh truy cập Internet luôn có sẵn trong người là có thể đọc tin tức ở bất cứ địa điểm, thời điểm nào.

– Không cần phải mua báo giấy, không cần chờ đợi tới tối để xem tin tức hằng ngày trên ti vi.

Câu 2

Theo em, nên hay không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet? Tại sao? Cho ví dụ minh hoạ.

Đáp án:

Không nên tự chữa bệnh theo các hướng dẫn được chia sẻ trên Internet. Vì:

– Có rất nhiều cách chữa không được chứng minh có an toàn, đáng tin cậy không? Có phù hợp với cơ thể với người bệnh hay không?

– Chúng ta nên kiểm tra cách chữa xuất phát từ đâu, của vị thầy thuốc nào, có được chứng minh an toàn chưa?

Ví dụ: các bài thuốc điều trị các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Ta không nên sử dụng các hướng dẫn chia sẻ trên Internet nên đi thăm khám ở các bệnh viện, các bác sĩ, thầy thuốc có uy tín và đã được cơ quan chính quyền công nhận được hành nghề. Nếu chúng ta cứ làm theo các hướng dẫn chữa bệnh chung chung đó, có thể dẫn đến cơ thể chúng ta không được chữa đúng bệnh, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Xem các bài giải khác tại Giải sách giáo khoa tin học lớp 8 – Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x