Bài 2. Thông tin trong môi trường số SBT

Bài 2 Thông tin trong môi trường số SBT 8 trang 6 Tin Học lớp 8 – Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống, mời các em tham khảo cùng Bumbii.

Chủ đề 2. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin. Bài 2. Thông tin trong môi trường số.

Câu 2.1

Phát biểu “Thông tin số khó bị xoá bỏ hoàn toàn” có đúng không? Tại sao?

A. Đúng! Vì sau khi xoá, tệp và thư mục vẫn còn được lưu trữ trong thùng rác.

B. Đúng! Vì không xác định được tất cả những nơi nó được sao chép và lưu trữ.

C. Sai! Vì các tệp và thư mục dễ dàng bị xoá khỏi nơi nó được lưu trữ.

D. Sail Vì thông tin số không giống như một tờ giấy đề xé hay đốt đi được.

Đáp án: Phương án B.

Thông tin số khó bị xoá bỏ hoàn toàn vì chúng dễ dàng được sao chép và chia sẻ.

Thông tin số còn có thể được lan truyền tự động do nhiều thiết bị được đồng bộ với nhau.

Điều đó khiến cho khó biết được thiết bị nào đã nhận được thông tin hoặc thông tin sẽ lan rộng đến mức nào.

Câu 2.2

Chọn phương án nêu ba đặc điểm của thông tin số.

A. Sao chép chậm, khó lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.

B. Sao chép chậm, dễ lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.

C. Sao chép nhanh, dễ lan truyền, khó xoá bỏ hoàn toàn.

D. Sao chép nhanh, khó lan truyền, dễ xoá bỏ hoàn toàn.

Đáp án: Phương án C.

Thông tin số có thể được sao chép nhanh, dễ lan truyền và khó xoá bỏ hoàn toàn.

Câu 2.3

Thông tin số có thể được truy cập như thế nào?

A. Không thể truy cập từ xa dù được sự đồng ý của người quản lí.

B. Có thể truy cập từ xa mà không cần sự đồng ý của người quản lí.

C. Có thể truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lí.

D. Không thể truy cập từ xa nên không cần sự đồng ý của người quản lí.

Đáp án: Phương án C.

Trong khi thông tin dạng truyền thống chỉ có thể được tiếp cận qua các vật mang tin bằng cách trao đổi trực tiếp thì thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu được sự đồng ý của người quản lí.

Câu 2.4

Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập và lưu trữ như thế nào?

A. Tuy thu thập chậm nhưng lưu trữ với dung lượng lớn.

B. Thu thập nhanh nhưng chỉ lưu trữ với dung lượng nhỏ.

C. Thu thập chậm và được cân nhắc kĩ trước khi lưu trữ.

D. Thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.

Đáp án: Phương án D.

Trong môi trường kĩ thuật số, thông tin được thu thập nhanh và lưu trữ với dung lượng lớn.

Câu 2.5

Hành động nào sau đây dùng để đánh giá một bài báo trực tuyến có đáng tin cậy hay không?

A. Chia sẻ bài báo trên mạng xã hội để nhận được phản hồi trước khi đọc nó.

B. Đọc và cố gắng chứng thực thông tin được tác giả trình bày trong bài báo.

G. Tin tưởng bài báo trình bày sự thật cho đến khi phát hiện thông tin sai lệch.

D. Mặc nhiên cho rằng bài báo thiên vị cho đến khi có những chứng cứ củng cố.

Đáp án: Phương án B.

Không nên đưa ra kết luận (tin tưởng hay phủ nhận) hoặc phát tán thông tin trước khi đọc và cố gắng chứng thực thông tin được tác giả trình bày trong bài báo.

Câu 2.6

Thông tin trong môi trường số đáng tin cậy ở mức độ nào?

A. Hoàn toàn đáng tin cậy bởi vì luôn có người chịu trách nhiệm đối với thông tin cụ thể.

B. Chủ yếu là thông tin bịa đặt do mục đích của người tạo ra và lan truyền thông tin.

C. Hầu hết là những tin đồn từ người này qua người khác, từ nơi này đến nơi khác.

D. Mức độ tin cậy rất khác nhau, từ những thông tin sai lệch đến thông tin đáng tin cậy.

Đáp án: Phương án D.

Thông tin trong môi trường số có mức độ tin cậy rất khác nhau.

Cần phải kiểm tra, xác minh nguồn gốc và chứng thực thông tin trước khi đưa ra kết luận chúng là đáng tin cậy hay sai lệch.

Câu 2.7

Hãy tưởng tượng rằng em thấy một thông báo trên mạng xã hội có nội dung: “Vì lí do khẩn cấp, các trường phổ thông tạm nghỉ đến thứ Hai tuần sau. Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!”. Tin nhắn có vẻ nghiêm túc. Em sẽ hành động như thế nào?

A. Chia sẻ tin nhắn để thể hiện tinh thần hợp tác vì nó có yêu cầu: “Vui lòng chia sẻ ngay lập tức!”.

B. Chia sẻ tin nhắn vì nó có vẻ nghiêm túc và em muốn người khác biết về việc tạm nghỉ học.

C. Không chia sẻ tin nhắn vì em không chắc đó là sự thật và việc lan truyền có thể gây nhầm lẫn.

D. Đợi người khác chia sẻ tin nhắn trước, rồi em sẽ chia sẻ sau để không phải chịu trách nhiệm.

Đáp án: Phương án C.

Mặc dù cách thức nhắn tin đã tạo ra sự tin tưởng của người đọc, làm tin nhắn “có vẻ” nghiêm túc, nhưng điều đó không đảm bảo nội dung tin nhắn là đáng tin cậy.

Vì vậy, em không nên chia sẻ tin nhắn vì việc lan truyền có thể gây nhầm lẫn.

Câu 2.8

Trong tình huống của Câu 2.7, mặc dù tin nhắn có vẻ nghiêm túc, nhưng em không chắc đó là sự thực. Em có thể tìm hiểu thêm bằng cách nào?

A. Kiểm tra trang web của trường và nhờ cha mẹ gọi đến trường để xác nhận nội dung thông báo.

B. Kiểm tra xem ai là người gửi thông báo và vai trò của người đó đối với các hoạt động của trường là gì.

C. Quan sát kĩ, tìm chứng cứ từ những nguồn khác nhằm củng cố hoặc bác bỏ nội dung thông báo.

D. Tất cả những cách trên.

Đáp án: Phương án D.

Tất cả những cách làm được nêu đều nhằm chứng thực hoặc bác bỏ thông tin mà em cần tìm hiểu.

Câu 2.9

Hãy tưởng tượng em nhìn thấy một bài viết có tiêu đề “Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trò chơi điện tử giúp cải thiện trí nhớ”. Em chia sẻ bài viết lên mạng xã hội và sau đó nhận ra nó là thông tin giả. Em nên làm gì sau khi nhận ra mình đã chia sẻ thông tin sai lệch?

A. Giữ bài đã đăng chỉ để xem có bao nhiêu người yêu thích nó.

B. Xoá bài mà em đã chia sẻ và viết lời giải thích cho việc chia sẻ đó.

C. Không làm gì vì mọi người sẽ quên bài viết trong một hoặc hai ngày.

D. Tiếp tục chia sẻ các bài tương tự để làm cho thông tin giống như sự thật.

Đáp án: Phương án B.

Khi đã nhận ra sự thiếu sót của mình (trong tình huống đã cho là chia sẻ thông tin sai lệch), em cần khắc phục thiếu sót và giải thích nguyên nhân của thiếu sót đó để thể hiện thái độ có trách nhiệm đối với hành vi của mình.

Câu 2.10

Em hãy kể một số cách để chuyển một trang sách in (dữ liệu dạng vật lí) thành văn bản trong máy tính (dữ liệu dạng số).

Đáp án:

Một số cách để chuyển một trang sách in (dữ liệu dạng vật lí) thành văn bản trong máy tính (dữ liệu dạng số) là:

– Gõ lại văn bản đó bằng một phần mềm xử lí văn bản.

– Quét văn bản đó bằng máy quét có ứng dụng nhận dạng kí tự quang học (OCR – Optical Character Recognition).

– Chụp ảnh văn bản, sử dụng phần mềm trực tuyến, chuyển ảnh thành văn bản.

– Chụp ảnh văn bản, gửi ảnh lên google drive và mở tệp ảnh bằng google doc.

Câu 2.11

Để biết hiện nay dân số Việt Nam là bao nhiêu, một nhóm học sinh tìm kiếm thông tin trên Internet bằng máy tìm kiếm và nhận được các kết quả từ những nguồn khác nhau. Em hãy cho biết thông tin từ nguồn nào là đáng tin cậy nhất.

Đáp án:

Ví dụ các trang web sau được xếp thứ tự mức độ đáng tin cậy từ cao xuống thấp:

– https://www.gso.gov.vn/: Trang tin của Tổng cục thống kê, một cơ quan chính phủ.

– https://vi.wikipedia.org/: Trang thông tin mở, được kiểm chứng một phần.

– https://danso.org/: Trang tin cập nhật nhanh nhưng khó kiểm tra nguồn.

– https://www.youtube.com/: Trang mạng xã hội, thông tin không được kiểm chứng.

Câu 2.12

Em hãy chỉ ra ví dụ cho thấy việc xem xét không đầy đủ, toàn diện một vấn đề có thể dẫn đến két luận không đáng tin cậy.

Đáp án:

Đây là câu hỏi mở, em có thể lấy ví dụ cụ thể như để minh hoạ cho câu ngạn ngữ phương Tây: “Một nửa cái bánh mì vấn là bánh mì nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”.

Một em bé nói với mẹ rằng: “Con đi học về và thấy chiếc cốc bị vỡ dưới đất”.

Điều này có vẻ đúng, nhưng thực ra, em bé đó đã thấy chiếc cốc bị vỡ khi em trót đánh rơi nó.

Câu 2.13

Tin đồn (không rõ nguồn gốc) được lan truyền từ người qua người, từ nơi này đến nơi khác. Tin đồn xuất hiện khắp nơi trong xã hội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân bị đồn.

a) Hãy lấy ví dụ về tin đồn.

b) Tại sao tin đồn thuộc loại thông tin không đáng tin cậy?

Đáp án:

a) Việc lan truyền thông tin bất thường, khó kiểm chứng về một người nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng là một dạng tin đồn.

b) Tin đồn thuộc loại thông tin không đáng tin cậy vì không xác định được nguồn thông tin do đó không thể chứng thực hay bác bỏ.

Xem các bài giải khác tại Giải Bài tập SBT Tin Học Lớp 8 Kết Nối Tri Thức

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×