Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng trang 49 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
Hoạt động
Đề bài 1: Đ, S?
a) M là trung điểm của đoạn thẳng AB | \(\fbox{ ? }\) |
b) N là điểm ở giữa hai điểm B và C | \(\fbox{ ? }\) |
c) N là trung điểm của đoạn thẳng BC | \(\fbox{ ? }\) |
d) B là điểm nằm giữa hai điểm M và N | \(\fbox{ ? }\) |
Hướng dẫn giải:
a) M nằm giữa 2 điểm A và B.
MA = MB = 3cm
Vậy M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Ghi Đ.
b) Ba điểm B, N, C thẳng hàng.
N là điểm ở giữa hai điểm B và C. Ghi Đ.
c) Ta có BN > NC (3m > 2cm)
Vậy N không là trung điểm của đoạn thẳng BC. Ghi S.
d) Ba điểm M, B, N không thẳng hàng
Nên B không là điểm ở giữa hai điểm M và N. Ghi S.
a) M là trung điểm của đoạn thẳng AB | \(\fbox{ Đ }\) |
b) N là điểm ở giữa hai điểm B và C | \(\fbox{ Đ }\) |
c) N là trung điểm của đoạn thẳng BC | \(\fbox{ S }\) |
d) B là điểm nằm giữa hai điểm M và N | \(\fbox{ S }\) |
Đề bài 2: Trong hình bên:
a) Tìm ba điểm thẳng hàng.
b) Điểm H ở giữa hai điểm nào?
c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi.
a) Ba điểm thẳng là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
Ba điểm thẳng trong hình trên là:
A, H, B
C, K, D
H, M, K
b) Điểm H ở giữa hai điểm A và B.
c) Điểm M ở giữa hai điểm H và K
Và HM = MK (đều có độ dài bằng 4 ô vuông)
Nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK.
Đề bài 3: Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình vẽ để chỉ ra trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD.
– Ta thấy H là điểm ở giữa 2 điểm A và C.
AH = HC (đều có độ dài bằng 6 ô vuông)
Nên H là trung điểm của đoạn thẳng AC.
– Ta thấy G là điểm ở giữa 2 điểm B và D.
GB = GD (đều có độ dài bằng 4 ô vuông)
Nên G là trung điểm của đoạn thẳng BD.
Luyện tập
Đề bài 1: Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi:
a) Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?
b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC hay không?
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình vẽ để xác định độ dài của các đoạn thẳng MA, MB, BA, BC rồi trả lời câu hỏi.
a) M là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
AM = MB (cùng bằng 3 cm)
Nên điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
b) Ta có AB < BC (6cm < 7cm)
Nên điểm B không là trung điểm của đoạn thẳng AC.
Đề bài 2: Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình vẽ để xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
– Ta có I là điểm ở giữa hai điểm M và N.
MI = IN (cùng bằng 2 ô vuông)
Nên I là trung điểm của đoạn thẳng MN.
– Ta có K là điểm ở giữa hai điểm N và P.
NK = KP (cùng bằng 4 ô vuông)
Nên K là trung điểm của đoạn thẳng NP.
Đề bài 3: Quan sát tranh rồi trả lời:
Cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB?
Hướng dẫn giải:
Trước tiên em xác định trung điểm của đoạn thẳng AB, từ đó em tìm được số bước nhảy của cào cào để đến trung điểm đó.
Đoạn thẳng AB chia thành 8 đoạn bằng nhau ứng với 8 bước nhảy của cào cào.
Trung điểm của đoạn thẳng AB là tại bước nhảy thứ bốn.
Cào cào đang ở bước nhảy thứ hai.
Vậy cào cào cần nhảy thêm 2 bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB.
Đề bài 4: Việt có một đoạn dây dài 20 cm. Nếu Việt không dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét thì bạn ấy làm như thế nào để cắt được một đoạn dây có độ dài 10 cm từ đoạn dây ban đầu.
Hướng dẫn giải:
Gập sợi dây làm đôi sao cho hai đầu đoạn dây trùng với nhau. Từ đó ta xác định được trung điểm của sợ dây ban đầu.
Cắt đoạn dây ở vị trí trung điểm ta được 2 đoạn dây có độ dài 10 cm.
Xem bài giải trước: Bài 15: Luyện tập chung
Xem bài giải tiếp theo: Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn
Xem các bài giải khác: Giải SGK Toán Lớp 3 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!