Kiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự trang 94 SGK Tin Học lớp 10 – Cánh Diều, mời các em tham khảo cùng Bumbii.
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Bài 12F. TKiểu dữ liệu xâu kí tự – xử lí xâu kí tự.
KHỞI ĐỘNG
Em đã từng sử dụng phần mềm xử lí văn bản. Theo em, trong ngôn ngữ lập trình, ngoài kiểu dữ liệu số có cần một kiểu dữ liệu không phải là số dùng cho các bài toán xử lí văn bản hay không? Nếu có kiểu dữ liệu như vậy thì nên có những phép xử lí nào trên dữ liệu thuộc kiểu đó?
Đáp án:
– Cần kiểu dữ liệu khác với kiểu dữ liệu chữ trong ngôn ngữ lập trình để thuận tiện trong việc xử lí các dãy kí tự.
– Nên có những phép xử lí như: Cho biết kí tự ở một vị trí trên dãy này, tìm kiếm vị trí hoặc trích ra một dãy con trong dãy các kí tự đã có,…
KIỂU DỮ LIỆU XÂU KÍ TỰ
Hoạt động 1
Em hãy đọc chương trình sau đây và cho biết mỗi biến: so_hop, khoi_luong_hop, don_vi_kl chứa dữ liệu thuộc kiểu nào?
Gợi ý: có dùng hàm type() để kiểm tra kết quả.
Đáp án:
Kết quả chương trình:
MỘT SỐ HÀM XỬ LÍ XÂU KÍ TỰ
Hoạt động 2
Em hãy đọc các chương trình sau đây và cho biết kết quả nhận được khi thực hiện chương trình.
Đáp án:
Chương trình:
y = "Trúc xinh trúc mọc sân đình"
x1 = "sân đình"
x2 = "bờ ao"
print(y.replace(x1,x2))
a = "Trúc xinh trúc mọc bờ ao."
b = "Em xinh em đứng một mình cũng xinh."
print(a, b)
print(a.replace("bờ ao","sân đình"),
b.replace("một mình","bờ ao"))
Kết quả chương trình:
LUYỆN TẬP
Bài 1
Hãy dự đoán kết quả đưa ra màn hình sau mỗi câu lệnh xuất dữ liệu print() trong chương trình ở hình bên và sau đó dùng cửa sổ Shell để đối chiếu, kiểm tra từng kết quả dự đoán.
Đáp án:
Kết quả chương trình:
Bài 2
Em hãy viết chương trình nhập từ bàn phím xâu s ghi ngày tháng dạng dd/mm/yyyy, trong đó dd là hai kí tự chỉ ngày, mm là hai kí tự chỉ tháng, yyyy là bốn kí tự chỉ năm. Sau đó đưa ra màn hình ngày, tháng, năm dưới dạng xâu “Ngày dd tháng mm năm yyyy”.
Ví dụ:
Input | Output |
15/12/2022 | Ngày 15 tháng 12 năm 2022 |
Đáp án:
Tham khảo chương trình:
s = input()
print('Ngày',s[:2],'tháng',s[3:5],'năm',s[6:10])
VẬN DỤNG
Nhập vào từ bàn phím hai xâu s1 và s2, mỗi xâu không chứa kí tự dấu cách ở đầu và cuối xâu cũng như không chứa hai hay nhiều dấu cách liên tiếp nhau. Nếu xâu không chứa dấu cách thì nó là một từ, trong trường hợp ngược lại, dấu cách là dấu phân tách các từ trong xâu. Ví dụ, xâu “Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà” chứa bảy từ. Em hãy viết chương trình xác định và đưa ra màn hình tổng số từ trong hai xâu s1 và s2 đã cho.
Ví dụ:
Input | Output |
Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông | 14 |
Đáp án:
Tham khảo chương trình sau:
s1 =input()
s2 =input()
print(2 + s1.count(' ') + s2.count(' '))
Kết quả chương trình:
CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA
Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?
1) Có thể ghép các xâu để được xâu mới.
2) Có thể tìm vị trí một xâu con trong một xâu.
3) Không thể xoá một xâu con trong một xâu.
4) Không thể đếm số lần xuất hiện một xâu con trong một xâu.
Đáp án:
1) Đúng. Có thể ghép các xâu để được xâu mới.
2) Đúng. Có thể tìm vị trí một xâu con trong một xâu.
3) Đúng. Không thể xoá một xâu con trong một xâu mà chỉ có thể thay thế.
4) Sai. Có thể đếm số lần xuất hiện xâu con trong một xâu.
Xem thêm các bài khác tại Giải bài tập sách giáo khoa Tin học Lớp 10 – Cánh Diều
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Không bao giờ từ bỏ hy vọng. Cố gắng mỗi ngày.