Bài 1: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số trang 9 SGK Giải tích 12.
1. Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:
a) y = 4 + 3x – x2;
b) y = \(\displaystyle\frac{1}{3}\)x3 + 3x2 – 7x – 2;
c) y = x4 – 2x2 + 3;
d) y = -x3 + x2 – 5.
Lời giải:
a) Tập xác định: D = ℝ
Ta có: y’ = 3 – 2x
y’ = 0 ⇔ 3 – 2x = 0 ⇔ x = \(\displaystyle\frac{3}{2}\)
Ta có bảng biến thiên:
Vậy hàm số đồng biến trong khoảng (-∞; \(\displaystyle\frac{3}{2}\)) và nghịch biến trong khoảng (\(\displaystyle\frac{3}{2}\); + ∞).
b) Tập xác định: D = ℝ
Ta có: y’ = x2 + 6x – 7
y’ = 0 ⇔ x2 + 6x – 7 ⇔ x = −7 và x = 1
Ta có bảng biến thiên:
Vậy hàm số đồng biến trong các khoảng (-∞ ; -7) và (1 ; +∞); nghịch biến trong khoảng (-7; 1).
c) Tập xác định: D = ℝ
Ta có: y’= 4x3 – 4x
y’ = 0 ⇔ 4x3 – 4x = 0 ⇔ 4x.(x – 1)(x + 1) = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số nghịch biến trong các khoảng (-∞ ; -1) và (0 ; 1); đồng biến trong các khoảng (-1 ; 0) và (1; +∞).
d) Tập xác định: D = ℝ
Ta có: y’= -3x2 + 2x
y’ = 0 ⇔ -3x2 + 2x = 0 ⇔ x.(-3x + 2) = 0
Bảng biến thiên:
Vậy hàm số nghịch biến trong các khoảng (-∞ ; 0) và (2323; + ∞), đồng biến trong khoảng (0 ; 2323).
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!