Chương 4 – Bài 4: Định lí và chứng minh định lí

Chương \(4\) – Bài \(4\): Định lí và chứng minh định lí  trang \(86\) vở bài tập toán lớp \(7\) tập \(1\) NXB Chân Trời Sáng Tạo.

\(1.\) Ta gọi hai góc có tổng bằng \(180^o\) là hai góc bù nhau. Hãy viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu và chứng minh định lí: “Hai góc cùng bù một góc thứ ba thì hai góc đó bằng nhau”.

Giải

Viết giả thiết và kết luận:

giả thiết

Chứng minh định lí:

Theo GT ta có:

\(\widehat{A}\) và \(\widehat{C}\) là hai góc bù nhau. Suy ra \(\widehat{A} + \widehat{C} = 180^o.\) Vậy \(\widehat{A} = 180^o – \widehat{C};\) \((1)\)

\(\widehat{B}\) và \(\widehat{C}\) là hai góc bù nhau. Suy ra \(\widehat{B} + \widehat{C} = 180^o.\) Vậy \(\widehat{B} = 180^o – \widehat{C}.\) \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra kết luận \(\widehat{A} = \widehat{B}.\)

\(\)

\(2.\) Cho định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”.

a) Hãy vẽ hình minh hoạ, phát biểu giả thiết của định lí trên.

b) Hãy chứng minh định lí đó.

Giải

a) Hình minh họa:

hình minh họa

Viết giả thiết kết luận:

giả thiết

b) Chứng minh định lí:

Theo GT ta có

\(\widehat{O_1}\) và \(\widehat{O_3}\) là hai góc kề bù. Suy ra \(\widehat{O_1} + \widehat{O_3} = 180^o.\) Vậy \(\widehat{O_1} = 180^o – \widehat{O_3};\) \((1)\)

\(\widehat{O_2}\) và \(\widehat{O_3}\) là hai góc kề bù. Suy ra \(\widehat{O_2} + \widehat{O_3} = 180^o.\) Vậy \(\widehat{O_2} = 180^o – \widehat{O_3}.\) \((2)\)

Từ \((1)\) và \((2)\) suy ra kết luận \(\widehat{O_1} = \widehat{O_2}.\)

\(\)

\(3.\) Chứng minh định lí: “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.

Giải

Hình minh họa:

Giải Bài tập Toán Lớp 7 - NXB Chân Trời Sáng Tạo

Viết giả thiết kết luận:

giả thiết

Chứng minh:

Vì Om là tia phân giác của \(\widehat{xOz}\) nên \(\widehat{xOm} = \widehat{mOz} = \displaystyle\frac{\widehat{xOz}}{2}.\ (1)\)

Vì Om là tia phân giác của \(\widehat{zOy}\) nên \(\widehat{zOn} = \widehat{nOy} = \displaystyle\frac{\widehat{zOy}}{2}.\ (2)\)

Từ \(1\) và \(2\) ta có \(\widehat{mOz} = \widehat{zOn} = \displaystyle\frac{1}{2}(\widehat{xOz} + \widehat{zOy}).\)

Suy ra \(\widehat{mOz} + \widehat{zOn} = \displaystyle\frac{1}{2}.180^o = 90^o\) (vì \(\widehat{xOz}\) và \(\widehat{zOy}\) là hai góc kề bù)

Hay \(\widehat{mOn} = 90^o.\)

\(\)

\(4.\) Chứng minh định lí: “Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau”.

Giải

Hình minh họa:

hình minh họa

Viết giả thiết kết luận:

giả thiết

Chứng minh:

Ta có \(a \bot c\) suy ra \(\widehat{A_1} = 90^o\) và \(b \bot c\) suy ra \(\widehat{B_1} = 90^o.\) Vậy \(\widehat{A_1} = \widehat{B_1}.\)

Mà hai góc \(\widehat{A_1},\ \widehat{B_1}\) là hai góc đồng vị. Suy ra a//b.

\(\)

\(5.\) Hãy phát biểu phần kết luận còn thiếu của các định lí sau:

a) Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì .?.

b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì .?.

Giải

a) Hai góc cùng phụ một góc thứ ba thì bằng nhau.

b) Nếu hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

\(\)

Xem bài giải trước: Bài 3: Hai đường thẳng song song

Xem bài giải tiếp theo: Bài tập cuối chương 4

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải Bài tập Toán Lớp 7 – NXB Chân Trời Sáng Tạo

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×