Bài tập cuối chương 8

Bài tập cuối chương 8 trang 76 sách giáo khoa toán lớp 8 tập 2 NXB Kết nối tri thức với cuộc sống. Các em cùng Bumbii giải các bài tập sau.

A. TRẮC NGHIỆM

Sử dụng dữ liệu sau để trả lời bài 8.18; 8.19.

Lớp 8A gồm 38 học sinh, trong đó có 18 bạn nữ. Có 6 bạn nữ tham gia câu lạc bộ thể thao và 8 bạn nam không tham gia câu lạc bộ thể thao. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp.

8.18. Xác suất để học sinh đó là một bạn nam có tham gia câu lạc bộ thể thao là

A. \(\displaystyle\frac{7}{20}.\)

B. \(\displaystyle\frac{6}{19}.\)

C. \(\displaystyle\frac{8}{21}.\)

D. \(\displaystyle\frac{9}{23}.\)

Giải

Số bạn nam tham gia câu lạc bộ thể thao là: \(38-18-8=12\) bạn.

Xác suất để học sinh đó là một bạn nam có tham gia câu lạc bộ thể thao là: \(\displaystyle\frac{12}{38}=\displaystyle\frac{6}{19}.\)

Chọn đáp án B.

\(\)

8.19. Xác suất để học sinh đó là một bạn không tham gia câu lạc bộ thể thao là:

A. \(\displaystyle\frac{11}{20}.\)

B. \(\displaystyle\frac{12}{19}.\)

C. \(\displaystyle\frac{13}{21}.\)

D. \(\displaystyle\frac{10}{19}.\)

Giải

Có \(12\) bạn nữ và \(8\) bạn nam không tham gia câu lạc bộ thể thao.

Xác suất để học sinh đó là một bạn không tham gia câu lạc bộ thể thao là: \(\displaystyle\frac{20}{38}=\displaystyle\frac{10}{19}.\)

Chọn đáp án D.

\(\)

Sử dụng dữ liệu để trả lời các bài 8.20; 8.21.

Một túi đựng các quả cầu giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 26 quả màu đỏ, 62 quả màu tím, 8 quả màu vàng, 9 quả màu trắng và 12 quả màu đen. Lấy ngẫy nhiên một quả cầu trong túi.

8.20. Xác suất để lấy được quả cầu màu tím là

A. \(\displaystyle\frac{62}{117}.\)

B. \(\displaystyle\frac{60}{117}.\)

C. \(\displaystyle\frac{63}{118}.\)

D. \(\displaystyle\frac{65}{118}.\)

Giải

Trong túi đựng có tổng: \(26+62+8+9+12=117\) (quả cầu)

Có 62 quả màu tím. Vậy xác suất để lấy được quả màu tím là: \(\displaystyle\frac{62}{117}.\)

Chọn đáp án A.

\(\)

8.21. Xác suất để lấy được quả cầu màu trắng là

A. \(\displaystyle\frac{11}{117}.\)

B. \(\displaystyle\frac{9}{117}.\)

C. \(\displaystyle\frac{13}{118}.\)

D. \(\displaystyle\frac{15}{118}.\)

Giải

Có 9 quả màu trắng. Xác suất để lấy được quả cầu màu trắng là: \(\displaystyle\frac{9}{117}.\)

Chọn đáp án B.

\(\)

B. TỰ LUẬN

8.22. Trong một hộp có 10 tấm thẻ giống nhau được đánh số 11; 12;…; 20. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp.

a) Liệt kê các kết quả có thể của hành động trên.

b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố sau:

E: “Rút được tấm thẻ ghi số là bội của 3”;

F: “Rút được tấm thẻ ghi số nguyên tố”.

Giải

a) Các kết quả có thể của hành động trên là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20.

b) Có 3 kết quả thuận lợi của biến cố E là: 12; 15; 18.

Có 4 kết quả thuận lợi của biến cố F là: 11; 13; 17; 19.

\(\)

8.23.  Một túi đựng các viên bi giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên bi màu xanh, 3 viên bi màu đỏ và 7 viên bi màu trắng. Bạn Việt lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: “Việt lấy được viên bi màu xanh”;

b) F: “Việt lấy được viên bi màu đỏ”;

c) G: “Việt lấy được viên bi màu trắng”;

d) H: “Việt lấy được viên bi màu xanh hoặc màu đỏ”;

e) K: “Việt không lấy được viên bi màu đỏ”.

Giải

Số bi trong túi đựng là: \(5+3+7=15\) (viên bi).

a) Có 5 viên bi màu xanh. Xác suất của biến cố E là: \(\displaystyle\frac{5}{15}=\displaystyle\frac{1}{3}.\)

b) Có 3 viên bi màu đỏ. Xác suất của biến cố F là: \(\displaystyle\frac{3}{15}=\displaystyle\frac{1}{5}.\)

c) Có 7 viên bi màu trắng. Xác suất của biến cố G là: \(\displaystyle\frac{7}{15}.\)

d) Có tổng 8 viên bi màu xanh và đỏ. Xác xuất của biến cố H là: \(\displaystyle\frac{8}{15}.\)

e) Có tổng 12 viên bi màu xanh và trắng. Xác suất của biến cố K là \(\displaystyle\frac{12}{15}=\displaystyle\frac{4}{5}.\)

\(\)

8.24. Chọn ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: “Số được chọn nhỏ hơn 20”;

b) B: “Số được chọn là số chính phương.

Giải

Có 90 số có 2 chữ số.

a) Có 10 kết quả thuận lợi của biến cố A là: 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19. Xác suất của biến cố A là:  \(\displaystyle\frac{10}{90}=\displaystyle\frac{1}{9}.\)

b) Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 16; 26; 36; 49; 64; 81. Xác suất của biến cố B là:  \(\displaystyle\frac{6}{90}=\displaystyle\frac{1}{15}.\)

\(\)

8.25. Trong một phòng học có 15 học sinh lớp 8A gồm 9 bạn nam, 6 bạn nữ và 15 học sinh lớp 8B gồm 12 bạn nam, 3 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên một học sing trong phòng. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) E: “Chọn được một học sinh nam”;

b) F: “Chọn được một học sinh nam lớp 8B”;

c) G: “Chọn được một học sinh nữ lớp 8A”.

Giải

a) Có 21 kết quả thuận lợi cho biến cố E là: 9 bạn nam lớp 8A, 12 bạn nam lớp 8B.

Vậy xác suất của biến cố E là:  \(\displaystyle\frac{21}{30}=\displaystyle\frac{7}{10}.\)

b) Lớp 8B gồm 12 bạn nam. Có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Vậy xác suất của biến cố F là: ” \(\displaystyle\frac{12}{30}=\displaystyle\frac{2}{5}.\)

c) Lớp 8A gồm 6 học sinh nữ. Có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố G.

Vậy xác suất của biến cố G là: ” \(\displaystyle\frac{6}{30}=\displaystyle\frac{1}{5}.\)

\(\)

8.26. Bảng sau đây thống kê kết quả khảo sát số người thích một bộ phim mới tại 5 quận A, B, C, D, E của thành phố X.

a) Chọn ngẫu nhiên một người ở quận C. Ước lượng xác suất của biến cố:

A: “Người được chọn thích bộ phim đó”.

b) Chọn ngẫu nhiên một người ở quận E. Ước lượng xác suất của biến cố:

B: “Người được chọn không thích bộ phim đó”.

c) Chọn ngẫu nhiên 600 người ở thành phố X. Ước lượng trong đó có bao nhiêu người thích bộ phim đó?

d) Chọn ngẫu nhiên 500 người nữ ở thành phố X. Ước lượng trong đó có bao nhiêu người thích bộ phim đó?

Giải

a) Số người tham gia khảo sát ở quận C: \(52+49=101.\)

Có \(13+13=26\) người thích bộ phim đó. Có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A. Vậy xác suất của biến cố A là: \(P(A)=\displaystyle\frac{26}{101}≈0,257.\)

b) Số người tham gia khảo sát ở quận C: \(40+39=79.\)

Có \(79-7-4=68\) người không thích. Có 68 kết quả thuận lợi cho biến cố B. Vậy xác suất của biến cố B là: \(P(B)=\displaystyle\frac{68}{79}≈0,861.\)

c) Có 415 người của thành phố X tham gia khảo sát trong đó có 92 người thích bộ phim.

Xác suất của biến cố “Người được chọn thích bộ phim” là: \(\displaystyle\frac{92}{415}≈0,22.\)

Vậy chọn ngẫu nhiên 600 người, số lượng người thích bộ phim khoảng \(600.0,22≈132\) (người).

d) Có 214 người nữ của thành phố X tham gia khảo sát trong đó có 44 người thích bộ phim.

Xác suất của biến cố “Người nữ được chọn thích bộ phim” là: \(\displaystyle\frac{44}{214}≈0,20.\)

Vậy chọn ngẫu nhiên 500 người nữ, số lượng người nữ thích bộ phim khoảng \(500.0,20≈100\) (người).

\(\)

Xem bài giải trước: Luyện tập chung

Xem bài giải tiếp theo: Bài 33. Hai tam giác đồng dạng

Xem thêm các bài giải khác tại: Giải bài tập SGK Toán Lớp 8 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Cùng chia sẻ bình luận của bạn nào!x
×