Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn trang 52 SGK toán lớp 3 tập 1 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống.
Hoạt động
Đề bài 1: Tìm tâm, bán kính, đường kính của mỗi hình tròn.
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình ta xác định tâm, bán kính, đường kính của hình tròn như sau:
a) Hình tròn tâm O; bán kính OM, ON, OP; đường kính MN.
b) Hình tròn tâm I; bán kính IA IB ; đường kính AB.
Luyện tập
Đề bài 1: a) Vẽ đường tròn tâm O.
b) Vẽ bán kính OA, đường kính CD của đường tròn đó.
Hướng dẫn giải:
– Lấy 1 điểm O bất kì làm tâm đường tròn. Đặt một chân cố định của com pa trùng với tâm, giữ cố định và quay chân còn lại một vòng, từ đó em thu được hình tròn tâm O.
– Lấy điểm A bất kì nằm trên đường tròn. Nối O với A. Ta có bán kính OA.
– Qua O kẻ một đoạn thẳng, cắt đường tròn tại hai điểm C và D. Ta có đường kính CD.
Đề bài 2: Trong bức tranh sau, mỗi hình tròn đều có bán kính 7 cm. Bọ ngựa đang ở điểm A bò theo đường gấp khúc ABCD để đến chỗ vòi voi ở điểm D. Hỏi bọ ngựa phải bò bao nhiêu xăng-ti-mét?
Hướng dẫn giải:
Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng tổng độ dài các đoạn thẳng AB, BO, OC, CD.
Mỗi hình tròn đều có bán kính 7 cm nên AB = CD = 7 cm.
Ta thấy độ dài đoạn thẳng BO và OC đều bằng 2 lần bán kính.
Nên BO = OC = 7 x 2 = 14 cm
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
7 + 14 + 14 + 7 = 42 (cm)
Vậy bọ ngựa phải bò 42 cm.
Xem bài giải trước: Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Xem bài giải tiếp theo: Bài 18: Góc, góc vuông, góc không vuông
Xem các bài giải khác: Giải SGK Toán Lớp 3 Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
Mỗi ngày cố gắng một chút, cứ đi rồi sẽ đến!