Bài 2. Thứ tự trong tập hợp số nguyên trang 48 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). So sánh các cặp số sau:
a) \(16 \) và \(25;\)
b) \(-15 \) và \(0;\)
c) \(-36 \) và \(3;\)
d) \(-28 \) và \(-56;\)
e) \(13 \) và \(-100;\)
g) \(-72 \) và \(-45.\)
Giải
a) \(16 < 25;\)
b) \(-15 < 0;\)
c) \(-36 < 3;\)
d) \(-28 > -56;\)
e) \(13 > -100;\)
g) \(-72 < -45.\)
Ghi nhớ:
- Số nguyên dương và số \(0\) luôn lớn hơn số nguyên âm.
- Khi so sánh hai số nguyên âm thì số nguyên âm nào có số đối lớn hơn thì bé hơn.
\(\)
\(2\). Sắp xếp các số nguyên sau theo thứ tự tăng dần và ghi chúng lên một trục số:
\(6; 0; 5; -5; 1; -1; 3; -3; -6.\)
Giải
Thứ tự tăng dần: \(-6; -5; -3; -1; 0; 1; 3; 5; 6.\)
\(\)
\(3\). Hãy liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) \(A = \{x \in \mathbb{Z}\text{ } | −7<x<−2\};\)
b) \(B = \{y \in \mathbb{Z}\text{ } | −4<y≤2\};\)
c) \(C = \{a \in \mathbb{Z}\text{ } | −6<a<0\};\)
d) \(D = \{b \in \mathbb{Z}\text{ } | −2≤b<7\}.\)
Giải
a) \(A = \{−6;−5;−4;−3\}.\)
b) \(B = \{−3;−2;−1;0;1;2\}.\)
c) \(C = \{−5;−4;−3;−2;−1\}.\)
d) \(D = \{−2;−1;0;1;2;3;4;5;6\}.\)
\(\)
\(4\). Nhiệt độ \((^{\text{o}}C)\) cao nhất và thấp nhất trong một năm tại một số điểm ở Canada (Ca-na-đa) được cho bởi bảng sau:
Hãy sắp xếp nhiệt độ trong bảng trên theo thứ tự từ thấp đến cao.
Giải
Ta có các nhiệt độ là: \(22^\text{o}C; 26^\text{o}C; 28^\text{o}C; 19^\text{o}C; 20^\text{o}C; 0; -4^\text{o}C; -6^\text{o}C; -11^\text{o}C; -8^\text{o}C.\)
Sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: \(-11^\text{o}C; -8^\text{o}C; -6^\text{o}C; -4^\text{o}C; 0^\text{o}C ; 19^\text{o}C; 20^\text{o}C; 22^\text{o}C;26^\text{o}C; 28^\text{o}C.\)
\(\)
\(5\). Cho tập hợp \(A = \{4;-3;7;-12\}.\)
a) Viết tập hợp \(B\) bao gồm các phần tử của \(A\) và các số đối của chúng.
b) Viết tập hợp \(C\) bao gồm các phần tử lớn hơn các phần tử của \(A\) một đơn vị.
Giải
a) \(B = \{4;-3;7;-12; -4; 3; -7; 12\}.\)
b) \(C = \{5; -2;8; -11\}.\)
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 1. Số nguyên âm và tập hợp các số nguyên
Xem bài giải tiếp theo: Bài 3. Phép cộng và phép trừ hai số nguyên (Phần 1: Bài 1 đến Bài 6)
Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.