Bài 7. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 trang 21 Vở bài tập toán lớp 6 tập 1 NXB Chân Trời Sáng Tạo
\(1\). Trong những số từ \(2000\) đến \(2009\), số nào
a) chia hết cho \(2?\)
b) chia hết cho \(5?\)
c) chia hết cho \(10?\)
Giải
a)
Một số chia hết cho \(2\) khi số đó có chữ số tận cùng là \(0, 2, 4, 6, 8.\)
Do đó từ \(2000\) đến \(2009\), các số chia hết cho \(2\) là: \(2000, 2002, 2004, 2006, 2008.\)
b)
Một số chia hết cho \(5\) khi số đó có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5.\)
Do đó từ \(2000\) đến \(2009\), các số chia hết cho \(5\) là: \(2000, 2005.\)
c)
Một số chia hết cho \(10\) khi số đó có chữ số tận cùng là \(0.\)
Do đó từ \(2000\) đến \(2009\), số chia hết cho \(10\) là \(2000.\)
\(\)
\(2\). Tìm chữ số thích hợp thay cho dấu \(*\) để số \(\overline{2020∗}\) thỏa mãn điều kiện
a) chia hết cho \(2\).
b) chia hết cho \(5\).
c) chia hết cho cả \(2\) và \(5\).
Giải
a)
Theo dấu hiệu chia hết cho \(2\) thì \(*\) có thể là \(0,2,4,6,8.\)
b)
Theo dấu hiệu chia hết cho \(5\) thì \(*\) có thể là \(0,5.\)
c)
Để \(\overline{2020∗}\) chia hết cho cả \(2\) và \(5\) thì theo kết quả ở a) và b) ta thấy rằng \(*\) chỉ có thể là \(0.\)
\(\)
\(3\). Có hay không?
a) Tích của hai số chia hết cho \(2\) là một số chia hết cho \(5.\)
b) Tích của hai số chia hết cho \(5\) là một số chia hết cho \(2.\)
c) Tích của một số chia hết cho \(2\) và một số chia hết cho \(5\) là một số chia hết cho \(10.\)
Giải
Chú ý: Câu hỏi là Có hay không? có nghĩa là ta chỉ cần chỉ ra một trường hợp thỏa yêu cầu đề bài là được.
Giả sử ta có tích \(A=a.b.\)
a)
Theo đề bài \(a, b\) phải là các số chẵn.
Mặt khác, ta đã biết nếu \(A\) chia hết cho \(5\) thì \(A\) phải có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5.\)
Do đó, chỉ cần một trong hai thừa số \(a\) hoặc \(b\) là số có chữ số tận cùng là \(0\) thì \(A\) sẽ chia hết cho \(5.\)
Cụ thể, chọn \(a=10, b=4\) ta được \(A=10.4=40\) chia hết cho \(5.\)
Vậy câu trả lời là Có.
b)
Theo đề bài \(a, b\) là phải là số có chữ số tận cùng là \(0\) hoặc \(5.\)
Nếu \(a\) hoặc \(b\) có chữ số tận cùng là \(0\) thì \(A\) sẽ có chữ số tận cùng là \(0\) hay \(A\) sẽ chia hết cho \(2.\)
Vậy câu trả lời là Có.
c)
Vì \(A\) là tích của một số chia hết cho \(2\) và một số chia hết cho \(5\) nên \(A\) sẽ chia hết cho \(2.5=10.\)
Vậy câu trả lời là Có.
\(\)
\(4\). Có thể chia đều \(20\) quả cam, \(28\) quả quýt và \(10\) quả xoài vào \(5\) túi mà không cắt quả nào được không?
Giải
Bài toán đặt ra ở đây là \(A=20+28+10\) có chia hết cho \(5\) hay không?
Vì \(20\) và \(10\) chia hết cho \(5\) còn \(28\) không chia hết cho \(5\) nên \(A\) không chia hết cho \(5\).
Vậy ta không thể chia đều \(20\) quả cam, \(28\) quả quýt và \(10\) quả xoài vào \(5\) túi mà không cắt quả nào.
\(\)
Xem bài giải trước: Bài 6. Chia hết và chia có dư. Tính chất chia hết của một tổng
Xem bài giải tiếp theo: Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Xem các bài giải khác: Giải bài tập Toán Lớp 6 – NXB Chân Trời Sáng Tạo
Đường tuy ngắn không đi không đến; Việc tuy nhỏ không làm không nên.