Dạy con tự lập kỹ năng rất quan trọng cho tương lai sau này của con cũng như giảm bớt gánh nặng của các bậc phụ huynh. Việc con bạn có là những công dân tốt hay một người sống đầy trách nhiệm sau này hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy con tự lập hiện tại của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn nghĩ sống tự lập là không phụ thuộc vào kinh tế gia đình, không cần nghe lời cha mẹ hay ý kiến người khác thì bạn nên dành ít phút đọc bài viết này vì nó vừa miễn phí và vừa mang lại lợi ích to lớn cho gia đình bạn.
1. Dạy con tự lập bằng cách để con mắc lỗi
Gia đình Á Đông chúng ta thường hay dạy con rằng: “Tránh xa các rắc rối và không được mắc sai lầm”. Hậu quả thường thấy là những đứa trẻ nhút nhát, không có chính kiến và yếu đuối, sống trong nỗi sợ hãi. Đây chắc chắn là hành vi ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lí của trẻ. Vì vậy, chúng tôi muốn nhắc nhở bạn rằng không ai trưởng thành mà không phạm phải sai lầm hay vấp ngã. Mắc lỗi là một hiện tượng rất tự nhiên, nó bắt buộc phải xảy ra trong mỗi cuộc đời con người, hãy xem nó như một sự sắp đặt của Thượng Đế và việc có thể chấp nhận nó hay không phụ thuộc vào bạn.
Tại sao chúng tôi lại nói mắc sai lầm là tốt?
Ví dụ như khi bạn nói với con bạn rằng: “Quả ớt đấy rất cay và con không nên chạm vào”. Con bạn sẽ không thể biết được nếu chúng chưa bao giờ ăn một thứ gì cay, chỉ khi chúng thật sự ăn vào và nhận ra đây là món chúng không thích, tự động con bạn sẽ hiểu được và không bao giờ chạm vào lần 2.
Ngoài ra, việc mắc lỗi lần đầu sẽ giúp con bạn tư duy và cải thiện tốt hơn ở lần thứ 2. Ở những sai lầm to hơn, chúng ta và chính bản thân trẻ sẽ phải chịu đựng nhiều hơn, áp lực nhiều hơn nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng bạn vẫn hành xử đúng mực và hiệu quả. Nếu con bạn thi trượt một bài kiểm tra hay thậm chí là 2,3 bài kiểm tra. Hãy cố bình tĩnh để dạy con bạn rằng chúng có thể làm tốt hơn ở lần sau nếu chúng có phương pháp học tập phù hợp hoặc thất bại hiện tại có thể là một thông điệp giúp trẻ hiểu rõ bản thân hơn, xây dựng lối tư duy trưởng thành và cũng như chịu trách nhiệm cho những sai lầm hiện tại.
2. Dành thời gian hướng dẫn trẻ.
Nếu bạn tự làm tất cả mọi việc cho con, điều này sẽ dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Nhưng con bạn sẽ mãi không bao giờ biết được những việc chúng có thể làm. Còn nếu bạn muốn dạy con tự lập hơn, bạn phải dành thời gian và thật sự kiên nhẫn để hướng dẫn con bạn làm bất kì một việc gì đó mới.
Việc này như một khoản đầu tư dài hạn của bạn, lúc đầu mọi việc có vẻ khó khăn khi chứng kiến con bạn vật lộn với những vấn đề mà cho cho là đơn giản. Nhưng về lâu dài, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi con bạn tự biết làm một số việc phù hợp với khả năng của chúng như: tự nhặt thức ăn thừa bỏ vào bát, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi, tự bỏ quần áo bẩn vào máy giặt,…
3. Xây dựng thời gian biểu cho con bạn.
Có phải bạn đang thắc mắc tại sao chúng tôi lại yêu cầu bạn thực hiện thay trong khi bạn đang muốn dạy con tự lập hơn hay không? Đừng nóng lòng và chúng tôi sẽ tiết lộ bí quyết ngay sau đây.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: trẻ từ 0-6 tuổi là khoảng thời gian để phát triển tư duy. Vì vậy, đây là thời điểm vàng để bạn xây dựng tư duy sắp xếp cho trẻ. Như chúng ta là những người trưởng thành, để bắt đầu làm việc gì đó mới chẳng hạn như nấu một món ăn, có phải chúng ta cần suy nghĩ xem nên mua những nguyên liệu nào, sau đó nên lặt rau trước hay làm thịt trước, cần đun nước trước hay phải đợi lặt rau xong. Để tiết kiệm thời gian làm việc và mang lại hiệu quả cao chúng ta phải biết tổ chức sắp xếp hợp lí.
Vì vậy, hãy lên một biểu đồ thích hợp cho con bạn, chỉ cho con bạn thấy những việc cần phải làm và hướng dẫn khi con bạn đang tập làm, ví dụ như:
Sáng:
- Thức dậy – đánh răng rửa mặt
- Tự chọn quần áo và bỏ quần áo bẩn vào sọt
- Ăn sáng xong và dọn vệ sinh chỗ ăn
- Đi học
Chiều:
- Ăn trưa và tự dọn vệ sinh
- Giải lao 30 phút bằng cách xem phim hay chơi điện tử
- Nghỉ trưa 30 phút
- Học bài và làm bài tập
- Phụ mẹ lặt rau nấu ăn
- Ăn tối với gia đình
…………
Đó là một ví dụ cụ thể, hãy suy nghĩ và chắt lọc để đưa ra thời gian biểu thích hợp nhất dành cho con bạn nhưng đừng quá cứng nhắc hay gò ép trẻ vì nó có thể phản tác dụng nếu bạn quá áp đặt ý muốn của mình lên con của bạn.
4. Cho trẻ sự tự do nhưng có giới hạn.
Để trẻ tự đưa ra quyết định, chúng sẽ tập làm quen với bài tập tự hỏi chính bản thân mình. Dần dần, con bạn có thể tự quyết định mọi việc trong cuộc sống. Dưới đây là một số hành động đơn giản mà bạn có thể trao cho con bạn quyền tự do có giới hạn
- Nếu đi ăn ở nhà hàng, hãy hỏi ý kiến con bạn muốn ăn gì. Nếu trẻ có thể tự đọc, đưa trẻ menu để chúng có thể chọn.
- Nếu đi mua quần áo, hãy cho con bạn chọn mẫu mã mà chúng yêu thích. Nó không có gì quan trọng khi con bạn chọn chiếc áo có hình Spiderman thay vì Batman phải không?.
*Lưu ý: nếu con bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn, hãy giới hạn số lượng các lựa chọn lại. Thay vì đưa cho trẻ cùng lúc 5 chiếc áo khác nhau, hãy giới hạn lại còn 3 chiếc hoặc tốt nhất là 2 chiếc. Mọi việc sẽ dễ dàng cho trẻ và bạn cũng đạt được sự mong đợi của mình.
5. Tạo ra phần thưởng để khen ngợi trẻ.
Khen ngợi được xem là cách giáo dục hiệu quả và mang lại nhiều giá trị nếu lời khen đó không sáo rỗng.
Nhưng nếu bạn muốn con bạn đạt được những kỳ vọng hợp lí của mình, một phần thưởng nho nhỏ sẽ kích thích và thú vị hơn. Giúp trẻ có động lực để hoàn thành mục tiêu và làm tăng khả năng theo đuổi mục tiêu, giải quyết vấn đề của trẻ. Nếu bạn sợ những kỳ vọng của mình quá lớn và con bạn không thể thực hiện được, hãy tạo ra những mục tiêu nhỏ trước, để con bạn tận hưởng niềm vui sướng khi nhận được phần thưởng và tiếp tục chinh phục mục tiêu khác.
Cụ thể như sau:
Nếu con hoàn thành bài tập về nhà trước 7 giờ tối. Con có thể xem phim đến 9 giờ.
Nếu con có thể chạy bộ 30 phút mỗi sáng, con sẽ được tặng một con robot yêu thích.
Nếu con dọn cỏ ngoài vườn sạch sẽ, cuối tuần con sẽ được đi xem phim.
…………
Và nhiều yêu cầu khác nhưng hãy đảm bảo yêu cầu bạn đưa ra hợp lí. Đôi khi chúng ta có thể nâng cấp giới hạn của trẻ bằng những yêu cầu cao hơn và đòi hỏi sự cố gắng nhiều hơn và tất nhiên phần thưởng cũng xứng đáng hơn.
Ví dụ như nếu học kì này tất cả các môn đều trên 8 điểm con sẽ được 1 vé đi Disneyland chẳng hạn (Với điều kiện kinh tế của bạn cho phép).
Cuối cùng, tránh thất hứa và đưa ra những yêu cầu vô lí hay phần thưởng phù phiếm. Nó sẽ không mang lại hiệu quả cũng như gây phản tác dụng.
Kết luận:
Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ trưởng thành khác nhau do gen di truyền hoặc do môi trường sống. Đừng so sánh con bạn với bất kì đứa trẻ nào mà bạn cảm thấy nổi trội hơn chúng. Nếu bạn muốn dạy con tự lập hơn, hãy là một người phụ huynh, người thầy hướng dẫn tận tâm và trách nhiệm. Chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những trái ngọt cho những gì bạn bỏ ra.
Hơn ai hết trẻ em rất cần sự hỗ trợ từ chúng ta, chúng sẽ là những công dân tốt, người cha người mẹ đầy trách nhiệm sau này hay là kẻ nhút nhát, trốn tránh trách nhiệm phụ thuộc rất lớn đến sự giáo dục của chúng ta ngày hôm nay.
Hy vọng bài viết sẽ cũng cấp cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích.
Trân trọng
Thông tin liên hệ & mạng xã hội:
Website: https://bumbii.com/
Facebook: https://www.facebook.com/bumbiiapp
Pinterest: https://www.pinterest.com/bumbiitech
My name is Nhung
I am a UI/ UX designer. I love designing interactions that make technology feel effortless and more artistic. My goal is always to create meaningful experiences for people. I believe that small interactions can make a big difference in people’s lives.